Luật sư tư vấn yêu cầu đối với thành viên tham gia tổ thẩm định. Bên mời thầu theo quy định Luật đấu thầu 2013.
Luật sư tư vấn yêu cầu đối với thành viên tham gia tổ thẩm định. Bên mời thầu theo quy định Luật đấu thầu 2013.
Tóm tắt câu hỏi:
Lãnh đạo cơ quan có văn bản giao cho một Ban quản lý xây dựng thực hiện lựa chọn nhà thầu tư vấn, tuy nhiên lãnh đạo giao Ban quản lý xây dựng là đơn vị tham mưu cho cơ quan (sau này thực hiện luôn vai trò thẩm định trong công tác đấu thầu) làm nhiệm vụ của bên mời thầu (có tách tổ chuyên gia riêng), tôi đã đọc về Luật Đấu thầu 2013 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP tuy nhiên chưa tìm thấy nội dung nào nói đến việc cấm một cá nhân (hay tổ chức) vừa ký vào bên mời thầu và vừa ký vào văn bản thẩm định, như vậy có đúng luật không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Khoản 3 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 quy định bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm:
+ Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn;
+ Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;
+ Đơn vị mua sắm tập trung;
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn.
Thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là việc kiểm tra, đánh giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư để làm cơ sở xem xét, quyết định phê duyệt theo quy định của Luật đấu thầu 2013. Điều 4 Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT quy đinh yêu cầu đối với thành viên tham gia tổ thẩm định như sau:
“Điều 4. Yêu cầu đối với thành viên tham gia tổ thẩm định
1. Thành viên tham gia tổ thẩm định phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
b) Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;
c) Có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến công việc được phân công; trường hợp đối với gói thầu được thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chỉ yêu cầu tối thiểu 01 năm;
d) Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế;
đ) Không trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định;
e) Có bản cam kết theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cá nhân không được tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu mà cá nhân đó hoặc cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột của cá nhân đã tham gia lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
3. Cá nhân không được tham gia thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà thầu của gói thầu mà cá nhân đó hoặc cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột của cá nhân đã tham gia đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.”
Theo quy định pháp luật, không có quy định về một cá nhân hay tổ chức vừa là bên mời thầu vừa là thành viên trong tổ thẩm định, nếu cá nhân hay tổ chức đó đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì vẫn đồng thời là bên mời thầu và là thành viên trong tổ thẩm định.