Để có thể đẩy nhanh quá trình giải quyết bảo vệ quyền lợi chính đáng của mỗi cá nhân hoặc khiếu nại về một vấn đề nào đó thì một trong những sự lựa chọn phù hợp chính là soạn một đơn khiếu nại sau đó gửi lên tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
Mục lục bài viết
1. Đơn khiếu nại là gì?
Để hiểu được đơn khiếu nại là gì, trước tiên tác giả sẽ giới thiệu cho các bạn biết về khái niệm khiếu nại là gì?
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Theo đó, đơn khiếu nại được hiểu là nội dung được trình bày dưới dạng một văn bản giấy mà mục đích của văn bản này nhằm đưa ra các hành vi sai phạm của cá nhân, tổ chức nào đó, hoặc có thể là cá nhân, đơn vị cơ quan nhà nước gây tổn hại đến quyền lợi của người làm đơn.
Dựa vào những nội dung được trình bày trong đơn mà cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, điều chỉnh những sai phạm được khiếu nại khi đáp ứng đúng theo quy định của pháp luật.
Một số khái niệm liên quan:
- Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.
- Rút khiếu nại là việc người khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chấm dứt khiếu nại của mình.
- Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
- Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
- Người có quyền, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà không phải là người khiếu nại, người bị khiếu nại nhưng việc giải quyết khiếu nại có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ.
- Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
- Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
- Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
- Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Mẫu đơn khiếu nại mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do-Hạnh phúc
…., ngày…tháng…năm ….
ĐƠN KHIẾU NẠI
(V/v:……….)
Kính gửi:……
Họ và tên:….Năm sinh:…
Chứng minh nhân dân số:……Ngày cấp:……Nơi cấp:…
Địa chỉ liên lạc:……
Số điện thoại:…
Nay tôi làm đơn nay khiếu nại và đề nghị Quý cơ quan tiến hành giải quyết nội dung sau đây:
…..
Để bảo đảm quyền và lợi ích hơp pháp của mình, nay tôi viết đơn khiếu nại về nội dung trên. Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và giải quyết cho những yêu cầu như sau:
-……
-……
-……
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong Quý cơ quan tâm xem xét và giải quyết.
Xin chân thành cảm ơn!
….., ngày…. tháng…..năm….
Người viết đơn
3. Hướng dẫn cách viết đơn khiếu nại:
Một, đơn khiếu nại phải đảm bảo về mặt hình thức về quốc hiệu, tiêu ngữ. Ngày tháng năm ghi trong đơn không được bỏ trống.
Hai, đối với tiêu đề đơn, phần này cần viết ngắn gọn nhưng trình bày được đầy đủ nội dung. Không ghi quá dài dòng hoặc có thể đảm bảo thì chỉ cần ghi “Đơn khiếu nại”. Tuy tên của văn bản không quyết định đến giá trị của cả đơn nhưng để người nhận và đọc hiểu nhanh và chính xác nội dung thì cần phải ghi chính xác tên đơn, không ghi sai hoặc ghi lang man, không đúng mục đích của đơn. Cũng như vậy, dưới đơn cần phải ghi rõ nội dung vụ việc về vấn đề gì.
Ba, tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
- Tùy thuộc vào mục đích của văn bản mà người có thẩm quyền sẽ trực tiếp giải quyết đơn. Nên ghi cụ thể người có thẩm quyền giải quyết để được tiếp nhận và giải quyết nhanh.
Tư, nội dung và lý do khiếu nại
Đối với nội dung này thì chúng ta nên nêu tóm tắt sự việc xảy ra, không trình bày dài dòng, nêu đủ nội dung, ngắn gọn nhưng đầy đủ tình tiết, thời gian, địa điểm. Nêu rõ người có thẩm quyền giải quyết nhưng không tiến hành hoặc tiến hành không đúng theo quy định, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Năm, những nội dung yêu cầu giải quyết trong đơn
Những nội dung này cần phải ghi chính xác, đúng thực tế để từ đó đề nghị xem xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
4. Trách nhiệm của những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết:
Thứ nhất, trách nhiệm giải quyết khiếu nại và phối hợp giải quyết khiếu nại
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc khiếu nại theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật của mình; nếu trái pháp luật phải kịp thời sửa chữa, khắc phục, tránh phát sinh khiếu nại.
- Nhà nước khuyến khích việc hòa giải tranh chấp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.
Như vậy, việc giải quyết khiếu nại là một thủ tục hành chính và việc giải quyết khiếu nại sẽ do các cơ quan liên quan giải quyết hoặc phối hợp với những cơ quan có liên quan để có thể giải quyết nhanh chóng những vấn đề cho người dân. Việc đưa ra ý kiến và trình đơn khiếu nại sẽ giúp cho những sai phạm của cơ quan, đơn vị được nhanh chóng giải quyết. Nhưng việc khiếu nại chỉ đạt được hiệu quả khi đúng thẩm quyền và phụ thuộc vào trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết.
Thứ nhất, thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
Thứ hai, thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình liên quan đến một số nội dung như kỷ luật cán bộ, công nhân viên chức hoặc ban hành văn bản quyết định xử lý hành vi hành chính trong công tác quản lý tình hình dịch bệnh tại địa phương…
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Thứ ba, thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương
Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
Ví dụ như: Kỷ luật nhân viên tại Sở giáo dục và đào tạo có hành vi lợi dụng chức quyền gây khó dễ công dân, hoặc có những phát ngôn không đúng với vị trí đảm nhiệm chức vụ của mình…Nhiều trường hợp nặng hơn sẽ sau khi giải quyết phát hiện hành vi xử lý của cán bộ cấp dưới chưa đúng theo quy định sẽ trực tiếp yêu cầu chỉnh đốn và hỗ trợ người dân trong vấn đề bị khiếu nại.
Thứ tư, thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Thứ năm, thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
- Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
Như vậy, thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ phụ thuộc vào từng lĩnh vực, nội dung và đối tượng liên quan mà người làm đơn khiếu nại cần gửi đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp gửi sai thẩm quyền sẽ được gọi điện và hướng dẫn nơi có thẩm quyền để giải quyết.
Căn cứ pháp lý: