Bà nội mất giao lại quyền sử dụng đất cho ba và bác em. Bác đã làm GCNQSDĐ đứng tên bác. Bác đưa đơn lên Tòa án để đòi lại cái gác nhỏ mà gia đình em đang ở trong nhà. Bác em làm vậy có đúng hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em hiện đang cư ngụ tại số nhà 278B, đường Nam Kì Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. Năm 1975, căn nhà này được cậu của ba em chuyển nhượng cho bà nội em. Năm 1988 bà nội em qua đời, bà có giao lại quyền sử dụng đất cho ba em và bác em (ba em và bác là 2 anh em cùng mẹ khác cha).
Hiện nay trong hộ khẩu thường trú của căn nhà này đều có tên ba và bác nhưng bác em làm đại diện chủ hộ. Gần đây gia đình em được biết thông tin là bác của em đã làm được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chỉ khai đứng tên có mình bác mà không có tên ba em. Hiện giờ bác em đang đưa đơn lên
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, về việc bác bạn nộp đơn ra Tòa án nhân dân Quận 3 để đòi lại căn gác gia đình bạn đang sinh sống với lý do chủ hộ.
Hành động này của bác bạn là sai vì cả ba và bác bạn đều là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật nên cả hai đều có quyền sử dụng phần di sản bà nội bạn để lại. Tuy nhiên bạn không nói rõ việc bà bạn giao lại căn nhà cho ba và bác bạn được thực hiện thông qua văn bản hay chỉ bằng lời nói nên chúng tôi chia ra làm hai trường hợp như sau:
– Trường hợp bà bạn để lại di chúc bằng văn bản: Căn nhà trên là di sản thừa kế bà nội bạn để lại cho hai anh em vì thế ba và bác bạn có quyền sở hữu phần tài sản mình được thừa hưởng. Nếu bà nội bạn không nói rõ là cho mỗi người hưởng bao nhiêu thì ba và bác bạn mỗi người sẽ được hưởng một suất thừa kế bằng 1/2 giá trị ngôi nhà.
>>> Luật sư
– Trường hợp bà bạn để lại di chúc miệng mà di chúc không được ít nhất hai người làm chứng ghi lại, ký tên hoặc điểm chỉ và có công chứng, chứng thực sau 05 ngày kể từ ngày có di chúc thì di sản thừa kế của bà nội bạn sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó, ba và bác bạn mỗi người cũng được hưởng một phần di sản bằng nhau và bằng 1/2 giá trị ngôi nhà. Như vậy bác bạn không có quyền đòi căn gác mà gia đình bạn đang sinh sống với lý do là chủ hộ.
Thứ hai, việc gia đình bạn muốn khởi kiện chia di sản thừa kế.
Pháp luật dân sự cũng quy định về thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là 10 năm kể từ ngày người có di sản chết. Đến nay, bà nội bạn đã mất được 26 năm vì vậy gia đình bạn cũng không thể yêu cầu Tòa án chia căn nhà do bà nội bạn để lại với tư cách là di sản thừa kế. Trong trường hợp này, ba bạn cần đến Ủy ban nhân dân Phường 8 yêu cầu họ giải quyết tranh chấp về đất đai mà cụ thể là chia tài sản chung hợp nhất.