Luật sư tư vấn về mua bán đất đai. Hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Luật sư tư vấn về mua bán đất đai. Hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Văn phòng luật sư Dương Gia, Tôi dự định mua 1 mảnh đất mà sổ hồng được sang nhượng năm 2010 bởi sở tài nguyên môi trường từ ông A cho cô B. Hiện cô B đứng tên trên sổ hồng này. Ông A – là chú ruột của ông C (chồng cô B). Ông C và cô B ly thân năm 2006 (có Quyết định ly hôn năm 2010). Hiện nay bên bán đã cung cấp cho tôi: Quyết định ly hôn năm 2010, Sổ hồng mang tên Cô B, sổ hộ khẩu cô B, sổ hộ khẩu ông C. Tôi cần văn phòng luật sư giải đáp giúp để tài sản tôi mua là hợp pháp và không có tranh chấp sau này:
1. Hai người có con trai chung sinh năm 1995 và con gái 1992, khi ra công chứng, có cần 2 người con kí tên vào HĐ mua bán nhà hay không?
2. Có cần làm đơn xác nhận không tranh chấp tài sản này của người chồng và 2 người con không? Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Điều 122 Bộ luật dân sự 2005 quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
"1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định."
Điều 124 Bộ luật dân sự 2005 về hình thức giao dịch dân sự:
"1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó."
Như vậy, giao dịch mua bán đất đai của bạn phải đảm bảo các điều kiện trên thì sẽ có hiệu lực pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Khoản 2 Điều 689 Bộ luật dân sự 2005 quy định về hình thức chuyển quyền sử dụng đất: "2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật."
Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 có quy định:
"3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này".
Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất đai) giữa bạn và cô B phải được công chứng tại văn phòng công chứng. Theo như bạn trình bày, cô B đang đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên khi chuyển nhượng đất đai thì không cần có chữ ký của 2 người con ký tên trong hợp đồng.
Bạn có trình bày, cô B và Ông A chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào năm 2010, Quyết định giải quyết ly hôn vào năm 2010 thì bạn nên tìm hiểu rõ vấn đề tài sản chung của hai vợ chồng, bạn nên xem lại Quyết định ly hôn giữa cô B và ông C có tuyên về việc xử lý tài sản chung của hai vợ chông hay không để biết rõ về tài sản này.
Nếu tài sản này cô B nhận chuyển nhượng sau khi ly hôn hoặc trong bản án ly hôn đã quy định rõ tài sản này thuộc về cô B thì không cần phải làm văn bản xác nhận không tranh chấp giữa ông C và 2 người con.