Luật sư tư vấn về định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng. Xác định tài sản riêng.
Luật sư tư vấn về định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi hiện đang sống ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi có một căn nhà ở tỉnh, đã có sổ đỏ từ trước năm 2000 khi tôi còn độc thân. Đến năm 2009, tôi lập gia đình. Bây giờ tôi muốn ủy quyền cho em tôi, nguời đang sống ở huyện nơi có căn nhà của tôi thực hiện việc bán căn nhà đó dùm tôi. Vui lòng cho tôi hỏi:
1/ Khi tôi làm
2/ Khi làm
3/ Nếu tôi gởi kèm giấy chứng nhận độc thân cũ, chứng nhận vào năm 2009 ngay trước khi tôi kết hôn thì hợp đồng mua bán nhà có thể được thực hiện mà không liên quan đến chồng tôi không?
4/ Trường hợp yêu cầu phải có chồng tôi ký giấy ủy quyền hoặc yêu cầu chồng tôi phải có giấy xác nhận căn nhà là tài sản riêng của tôi thì giấy ủy quyền hoặc giấy xác nhận đó sẽ được thực hiện ở Ủy ban phường, Ủy ban Quận, phòng công chứng hay sở Tư pháp (Chồng tôi là nguời nuớc ngoài).
Kính mong Phòng luật sư tư vấn giúp. Xin cám ơn rất nhiều.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Bạn làm giấy ủy quyền có cần chữ ký của chồng bạn không?
Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
Theo quy định vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn mua nhà trước thời kỳ hôn nhân, nếu trong thời kỳ hôn nhân bạn không có thỏa thuận gộp tài sản đó vào tài sản chung của vợ chồng thì căn nhà đó vẫn được xác định là tài sản riêng của bạn, nên khi bạn định đoạt căn nhà không cần sự đồng ý và chữ ký của chồng bạn.
2/ Khi làm giấy ủy quyền cho em tôi, có cần sự có mặt của em tôi không?
Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định đại diện theo ủy quyền như sau:
“Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định công chứng
“Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền
1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.”
Như vậy, theo quy định trên, bạn muốn làm giấy ủy quyền cho em bạn thì không bắt buộc phải có sự có mặt của em bạn.