Luật sư tư vấn thủ tục sang tên trên sổ đỏ khi có di chúc. Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Sổ đỏ mang tên mẹ tôi. Trước khi mất mẹ tôi viết di chúc cho tôi là con út. Giờ tôi làm sổ đỏ có cần phải sự đồng ý của các anh em còn lại không? Hiện tại nếu cần hỏi thi đã có 4 chị gái đồng ý. Còn anh cả thì không và còn đòi tiền. Mặc dù trước lúc mẹ tôi mất đã chia cho 2 anh em 2 mảnh đất. Anh tôi bán phần của anh ấy đi và mua nơi khác. Giờ quay về đòi phần của tôi. Vậy tôi phải gì?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Như bạn trình bày, mẹ bạn có sổ đỏ mang tên của mẹ bạn, tuy nhiên việc đứng tên một mình trên sổ đỏ không đồng thời được hiểu đây là tài sản riêng của mẹ bạn. Sẽ có hai trường hợp xảy ra như sau:
– Trường hợp 1: Mảnh đất là tài sản riêng của mẹ bạn thì mẹ bạn có toàn quyền định đoạt đối với mảnh đất đó, việc mẹ bạn để lại di chúc hợp pháp thì bạn có quyền hưởng theo di chúc, khi làm thủ tục sang tên không cần có sự đồng ý của các con.
Theo Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất gồm:
– Di chúc;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản chính;
– Chứng minh nhân dân;
– Sổ hộ khẩu gia đình
Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng như sau:
– Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.
– Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
+ Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và
+ Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
>>> Luật sư
Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;
+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Như vậy, bạn chuẩn bị hồ sơ và nộp cho Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện thủ tục sang tên trên sổ đỏ.
– Trường hợp 2: Mảnh đất đó là tài sản chung của bố mẹ bạn thì mẹ bạn không có toàn quyền định đoạt đối với mảnh đất đó.
+ Nếu bố mẹ bạn đã mất, thì khối tài sản này sẽ được chia theo pháp luật, chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a) Khoản 1 Điều 676 “Bộ luật dân sự 2015”:
“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
+ Nếu bố bạn còn sống thì tài sản này sẽ chia làm hai phần bằng nhau, bố bạn một phần, phần còn lại của mẹ bạn sẽ chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất như trên.
Như vậy, nếu bạn muốn thực hiện thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải được sự đồng ý của những người người con còn lại.