Luật sư tư vấn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Luật sư tư vấn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Tóm tắt câu hỏi:
Gửi Công ty Luật Dương Gia: Bên tôi là công ty Hong Kong, có 100% vốn nước ngoài. Hiện nay, công ty tôi muốn rót vốn vào một vài dự án tại Việt Nam. Vậy làm như thế nào để công ty tôi có thể chuyển tiền từ Hong Kong sang Việt Nam? Những thủ tục và giấy tờ liên quan là gì? Rất mong nhận được phản hồi sớm từ quý công ty.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 quy định: “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”
Theo như bạn trình bày, công ty bạn có 100% vốn nước ngoài đầu tư vào các dự án tại Việt Nam thì đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Như vậy, để công ty bạn có thể chuyển tiền từ Hong Kong sang Việt Nam thì cần thực hiện các thủ tục sau:
Thứ nhất, công ty bạn là nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào các dự án tại Việt Nam, đây là lần đầu tư đầu tiên do đó công ty bạn sẽ lựa chọn hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định từ Điều 22 đến Điều 29 Luật Đầu tư 2014:
– Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế (còn gọi là thành lập doanh nghiệp).
– Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.
– Đầu tư theo hình thức PPP (Public Private Partner: Đầu tư theo hình thức đối tác công tư)
– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (Business – Cooperation Contract: Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh).
Thứ hai, bạn xác định trường hợp đầu tư trực tiếp vào Việt Nam có phải xin quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền hay không?
Theo quy định tại Điều 30, Điều 31, Điều 32 Luật Đầu tư 2014, đối với các dự án đầu tư mà phải xin quyết định chủ trương đầu tư của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban nhân dân Tỉnh thì các chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư phù hợp với quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền này với trình tự thủ tục quy định tại Điều 33, 34, 35 Luật Đầu tư 2014
+ Nếu các dự án không thuộc các trường hợp tại Điều 30, 31, 32 Luật Đầu tư 2014 thì nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương.
Thứ ba, thủ tục đăng ký đầu tư
Căn cứ Điều 36 Luật Đầu tư 2014 quy định trường hợp cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư như sau:
“1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
… "
Như vậy, đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài, dự án của tổ chức kinh tế có số vốn đáp ứng điều kiện tại Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2014 hoạt động như nhà đầu tư nước ngoài (vốn điều lệ từ 51% trở lên) thì phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 Luật Đầu tư 2014.
"Điều 37. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau đây:
a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho cơ quan đăng ký đầu tư;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do."