Luật sư tư vấn quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Luật sư tư vấn quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình tôi có 10 người con, nhưng anh thứ 3 mất còn lại 9. Tài sản của cha mẹ tôi còn lại 2 căn nhà. Tôi cũng có hỏi cha mẹ tôi 2 căn nhà này xử lý như thế nào, sao cha mẹ không làm tờ di chúc cho rõ ràng nhưng không chịu. Ba mẹ có ý định là một căn để lại cho vợ chồng đứa út, còn một căn thì bán nhưng anh thứ 5 không chịu là hồi xưa ông nội và ba tôi có hứa bằng miệng cho anh 5 tôi. Hiện tại ba tôi còn món nợ cũng khá nhiều để bán bớt một căn nhà, nếu còn dư thì chia những người con chưa có phần có chút đỉnh có vốn làm ăn thì anh thứ 5 tôi phản đối là nhà này là của anh mà anh nói đứng ra trả nợ dùm ba tôi thì hưởng trọn nguyên căn. Trường hợp sau này mà ba mẹ tôi có sang tên cho hẳn 1 căn nhà đứa em út và 1 căn nhà là người anh thứ 5. Năm (5) người con lúc trước đã được có phần, còn đứa em thì ở bên Mỹ, phần tôi từ lúc đi học đến lấy vợ ra đi làm cha mẹ tôi chưa cho tôi được gì cả. Bởi vậy tôi có quyền kiện ra tòa giành lại phần của tôi được không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 192 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền định đoạt tài sản như sau:
“Điều 192. Quyền định đoạt
Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản."
Điều 193 Bộ luật dân sự 2015 quy định điều kiện thực hiện quyền định đoạt:
"Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.
Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
"1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định."
Theo thông tin bạn cung cấp, bố mẹ bạn có 2 căn nhà như vậy bố mẹ bạn có quyền định đoạt cho con nào là quyền của bố mẹ bạn, tại thời điểm tặng cho cho các con, bố mẹ bạn phải đảm bảo các điều kiện trên để giao dịch dân sự có hiệu lực.