Việc bồi thường thiệt hại cho người bị thương tích trong vụ cố ý gây thương tích cho người khác là trách nhiệm của người có hành vi cố ý gây thương tích. Vậy Luật sư đại diện thỏa thuận bồi thường cố ý gây thương tích được không?
Mục lục bài viết
1. Luật sư đại diện thỏa thuận bồi thường cố ý gây thương tích:
Việc bồi thường thiệt hại cho người bị thương tích trong vụ cố ý gây thương tích cho người khác là trách nhiệm của người có hành vi cố ý gây thương tích. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một hoặc một số công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần,…Nếu như trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được với nhau về các vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại thì có thể khởi kiện ra tòa án để yêu cầu tòa án giải quyết. Tuy nhiên, trước khi thực hiện khởi kiện ra tòa án để yêu cầu tòa án giải quyết về vấn đề bồi thường trong vụ cố ý gây thương tích thì các bên nên thương lượng lại với nhau một lần nữa, buổi thương lượng giữa các bên có thể có sự tham gia của luật sư đại diện của các bên và trên thực tế hiện nay có khá nhiều người dân đã sử dụng dịch vụ thuê luật sư đồng hành cùng mình trong các buổi thương lượng, hòa giải giữa các bên có tranh chấp với nhau. Luật sư đồng hành, đại diện trong buổi thương lượng, thỏa thuận trong vấn đề bồi thường cố ý gây thương tích đóng một vai trò quan trọng đối với các bên trong giải quyết vấn đề thỏa thuận bồi thường cố ý gây thương tích, bởi:
– Thứ nhất là luật sư có thể dễ dàng tiếp cận và nói chuyện thỏa thuận với bên còn lại hơn. Để từ đó có thể đưa ra một phương án mà tốt nhất phù hợp với nguyện vọng của cả hai bên (bên bồi thường và bên nhận bồi thường).
– Thứ hai là khi thuê luật sư thì khách hàng có thể yên tâm về quyền lợi của mình sẽ được bảo đảm một cách tốt nhất có thể. Luật sư có thể tự chủ động liên hệ với bên nhận bồi thường hoặc bên bồi thường, từ đó có thể giải quyết vụ việc nhanh chóng nhất có thể. Bằng các kinh nghiệm hoạt động trong nghề của mình mà những luật sư có thể thuyết phục được đối phương (bên bồi thường hoặc bên nhận bồi thường) về các khoản và mức bồi thường cố ý gây thương tích làm sao trở nên hợp lý nhất, tránh được tình trạng là bên bị thương tích đòi bồi thường thiệt hại với số tiền quá lớn nhằm đe dọa bên gây thương tích hoặc bên gây thương tích cố tình chây ỳ, không bồi thường cho bên bị thương tích.
Bởi vậy mà việc thuê luật sư thỏa thuận bồi thường cố ý gây thương tích là việc làm cần thiết mà các bên (bên bồi thường và bên nhận bồi thường) nên áp dụng để có thể giải quyết việc bồi thường một cách nhanh chóng.
2. Luật sư đại diện thỏa thuận bồi thường cố ý gây thương tích có phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý:
Điều 22
– Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ cho quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
– Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, về hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, về việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện việc tư vấn pháp luật.
– Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện những công việc có liên quan đến pháp luật.
– Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật
Theo đó, Luật sư đại diện thỏa thuận bồi thường cố ý gây thương tích nằm trong phạm vi hành nghề luật sư mà pháp luật quy định.
Điều 26 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bổ sung 2012 quy định Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ các trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo chính yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư được hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo
Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa luật sư và khách hàng thuê Luật sư làm đại diện thỏa thuận bồi thường cố ý gây thương tích phải có những nội dung sau:
– Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng thuê Luật sư làm đại diện thỏa thuận bồi thường cố ý gây thương tích, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;
– Nội dung dịch vụ (thỏa thuận bồi thường cố ý gây thương tích); thời hạn thực hiện hợp đồng;
– Quyền, nghĩa vụ của các bên (bên luật sư và khách hàng;
– Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; những khoản chi phí (nếu có);
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dịch vụ pháp lý;
– Phương thức giải quyết tranh chấp, nếu xảy ra.
3. Thù lao Luật sư đại diện thỏa thuận bồi thường cố ý gây thương tích:
Thù lao là khoản tiền công bù đắp cho sức lao động đã bỏ ra để thực hiện một công việc, căn cứ vào khối lượng, căn cứ vào chất lượng của công việc theo thời gian lao động hoặc theo thoả thuận giữa các bên. Theo quy định tại Điều 54 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bổ sung 2012 quy định khách hàng phải trả thù lao khi mà sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư. Việc nhận thù lao được thực hiện theo đúng quy định của Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bổ sung 2012 và quy định khác của pháp luật có liên quan. Mức thù lao Luật sư đại diện thỏa thuận bồi thường cố ý gây thương tích được thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý mà giữa luật sư và khách hàng thuê Luật sư làm đại diện thỏa thuận bồi thường cố ý gây thương tích đã ký kết với nhau. Ngoài khoản tiền thù lao mà Luật sư đại diện thỏa thuận bồi thường cố ý gây thương tích được hưởng thì luật sư đại diện thỏa thuận bồi thường cố ý gây thương tích sẽ có thể được nhận các chi phí khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ pháp lý diện thỏa thuận bồi thường cố ý gây thương tích như tiền tàu xe, lưu trú và các chi phí hợp lý khác, các chi phí này sẽ do bên phía nhận dịch vụ pháp lý (luật sư, công ty luật, văn phòng luật sư) tự thỏa thuận với nhau và phải được ghi cụ thể trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ sau đây:
– Nội dung và tính chất của dịch vụ pháp lý;
-Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện các công việc dịch vụ pháp lý;
– Kinh nghiệm và uy tín của luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý.
Thù lao được tính theo các phương thức sau đây:
– Giờ làm việc của luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý;
– Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;
– Vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc là giá trị hợp đồng, giá trị dự án;
– Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bổ sung 2012.