Đối với các sản phẩm sáng tạo của các cá nhân, tổ chức thì các tác giả có quyền đăng ký bảo hộ để được Luật sở hữu trí tuệ bảo vệ. Dưới đây là các phân tích liên quan đến khái niệm luật sở hữu trí tuệ cũng như đối tượng và các phương pháp điều chỉnh của Luật này.
Mục lục bài viết
1. Luật sở hữu trí tuệ là gì?
– Khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ: Theo Điều 4
Trong đó:
+ Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân (tạo ra tác phẩm) đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
+ Quyền liên quan đến quyền tác giả: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
+ Quyền sở hữu công nghiệp: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Quyền sở hữu công nghiệp
+ Quyền đối với giống cây trồng: là các quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Đây là tổng hợp tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng đối với giống cây trồng mà do mình chọn tạo ra.
– Luật sở hữu trí tuệ là văn bản quy phạm pháp luật được nước ta ban hành nhằm mục đích bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ cho các cá nhân, tổ chức sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ. Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó cũng như các chế tài đối với các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ.
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ?
Theo Điều 3
– Đối tượng quyền tác giả: như đã phân tích ở trên quyền tác giả là quyền của người đã sáng tác ra các tác phẩm, do vậy đối tượng được bảo vệ quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
– Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: quyền sở hữu đối với các thông tin, các tri thức về khoa học, kỹ thuật, về công nghệ của các cá nhân và pháp nhân và đối tượng của quyền này bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
– Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: quyền phát sinh đối với cây trồng là các quyền khi mà người phát hiện người nhân giống sáng tạo ra các vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
Dựa trên các đối tượng mà luật sở hữu trí tuệ bảo vệ cũng như xác định các quyền của những cá nhân, tổ chức sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ mà Luật sở hữu trí tuệ đã xác định được đối tượng điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ.
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là được hiểu là những quan hệ xã hội mà một ngành luật điều chỉnh, các đối tượng điều chỉnh này thường là các quan hệ trong một lĩnh vực của đời sống xã hội hoặc những nhóm quan hệ xã hội có tính chất giống nhau. Theo đó thì đối tượng điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ là các quan hệ sở hữu trí tuệ, các quan hệ phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ, các quyền ác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng tức là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân liên quan đến việc tạo ra, xác lập, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ (các đối tượng đã nêu trên).
Như đã phân tích ở mục 1 thì quan hệ sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Việc phân nhóm cụ thể các quyền nhằm mục đích phân loại rõ về các quyền để đưa ra các quy định, các chế tài chi tiết về các vấn đề liên quan đến các quyền.
Cụ thể thì đối tượng điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ được quy định như sau:
– Quan hệ về quyền tác giả:
Đối với các tác phẩm được các tác giả sáng tác thì các tác giả được bảo vệ các quyền đối với các tác phẩm đó. Quan hệ về quyền tác giả là những quan hệ tài sản và nhân thân được phát sinh từ tác phẩm mà tác giả sáng tác. Quan hệ này phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức sau khi sáng tác ra các tác phẩm thì tác giải sẽ có quyền bảo hộ, quyền sử dụng, định đoạt, thừa kế và bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm đó.
– Quan hệ về quyền liên quan: hay còn gọi là quyền liên quan đến quyền tác giả
Khi các tác phẩm được sáng tác, quá trình truyền tải các tác phẩm này đến công chúng sẽ phát sinh quyền liên quan đến quyền tác giả. Quan hệ này bao gồm các quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh từ thời điểm các cá nhân, tổ chức tiến hành truyền tải tác phẩm đến công chúng: thông thường sẽ là biểu diễn tác phẩm; tạo ra bản ghi âm, ghi hình để thực hiện thương mại hóa tác phẩm; thực hiện phát sóng, khai thác, sử dụng và đảm bảo thực hiện quyền đối với các đối tượng này.
– Quan hệ về quyền sở hữu công nghiệp:
Cũng như các quyền khác thì quyền sở hữu công nghiệp cũng bao gồm các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức từ việc các cá nhân, tổ chức này tạo ra các đối tượng sở hữu công nghiệp. Từ khi sáng tạo ra các đối tượng sở hữu công nghiệp thì các cá nhân, tổ chức có các quyền bảo hộ, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng mà mình đã sáng tạo.
Để phân biệt rõ về các quan hệ quyền sở hữu công nghiệp thì các điều luật cũng đã quy định rõ ràng có hai loại đối tượng về sở hữu công nghiệp: đầu tiên là nhóm đối tượng là kết quả sáng tạo kỹ thuật – công nghệ, nghệ thuật (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn) và nhóm đối tượng là các chỉ dẫn thương mại (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và các chỉ dẫn thương mại khác). Về quyền sở hữu công nghiệp là quyền phổ biến nhất chúng ta thường thấy hiện nay khi các sản phẩm chúng ta đang dùng hằng ngày đều là các sản phẩm sáng tạo trí tuệ.
– Quan hệ về quyền đối với giống cây trồng: cũng giống như các quan hệ khác, đối với giống cây trồng cũng sẽ phát sinh quyền nhân thân và quyền tài sản khi các cá nhân, tổ chức thành công trong việc tạo ra giống cây trồng mới; bảo hộ đối với giống cây trồng, sử dụng, định đoạt, chuyển giao thừa kế và bảo vệ quyền đối với giống cây trồng mới.
3. Phương pháp điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ?
Phương pháp điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ gồm:
– Xác định sự bình đẳng giữa các chủ thể khi tham gia các quan hệ pháp luật:
Quyền nhân thân và quyền tài sản là các quyền phát sinh trong quá trình các cá nhân, tổ chức tiến hành tạo ra, xác lập, sử dụng, định đoạt và bảo vệ quyền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ. Việc xác định sự bình đẳng này giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức có quyền đối với các sản phẩm trí tuệ do họ sáng tạo ra.
– Phương pháp tự định đoạt: các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật sở hữu trí tuệ có quyền tự định đoạt đối với các sản phẩm là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ do mình sáng tạo ra như quyền sử dụng, chuyển giao, thừa kế các sản phẩm này.
– Phương pháp tự chịu trách nhiệm của các chủ thể:
Các cá nhân tổ chức khi tham gia vào quan hệ pháp luật sở hữu trí tuệ là người có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật do đó trong quá trình phát sinh các quyền liên quan đến sản phẩm sáng tạo của mình, cụ thể là phát sinh các quyền nhân thân và quyền tài sản thì các cá nhân, tổ chức này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật sở hữu trí tuệ 2005.