Luật quốc tế được hiểu là những nguyên tắc, quy phạm pháp luật được các chủ thể thỏa thuận trên tinh thần hợp tác, bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Vậy luật quốc tế có phải là hệ thống pháp luật độc lập không?
Mục lục bài viết
1. Pháp luật quốc tế là gì?
Pháp luật quốc tế được hiểu là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được xây dựng nên. Những quốc gia và các chủ thể khác thỏa thuận với nhau trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm đưa ra những quy phạm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực vủa đời sống quốc tế.
Các quốc gia sau khi đã hợp tác, thừa nhận sử dụng nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung thì không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau. Pháp luật quốc tế được cấu tạo bởi nhiều ngành luật khác nhau như Luật Nhân đạo quốc tế; Luật Hàng không dân dụng quốc tế; Luật Ngoại giao và lãnh sự; Luật Tổ chức quốc tế; Luật quốc tế về môi trường…
Hiện nay, hệ thống pháp luật quốc tế được chia thành công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế. Trong bất kỳ hệ thống này đều có những nội dung ghi nhận những nguyên tắc cơ bản; Chế định luật về điều ước quốc tế; các chế định liên quan đến quản lý dân cư; Bảo vệ nhận quyền cũng là một trong những nội dung được trú trọng phát triển hợp tác quốc tế đối với các quốc gia; Pháp luật về biển và hàng không quốc tế; Chế định ngoại giao lãnh sự; hoặc đưa ra nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế, các biện pháp giải quyết hòa bình khi xảy ra tranh chấp,..
2. Luật quốc tế có phải là hệ thống pháp luật độc lập không?
Ngành luật độc lập được hiểu là ngành luật có đối tượng điều chỉnh riêng và phương pháp điều chỉnh riêng, bao gồm cả những hệ thống các nguyên tắc, khái niệm để phân biệt ngành luật này với ngành luật khác. Để trả lời được câu hỏi Luật quốc tế có phải hệ thống pháp luật độc lập hay không thì phải căn cứ vào những tiêu chí mới nêu ở trên để phân tích đưa ra nhận định chính xác nhất.
2.1. Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế:
Luật quốc tế được sử dụng với mục đích điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống quốc tế như những quan hệ giữa các quốc gia ở cấp độ chính phủ hoặc tồn tại ở trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế liên chính phủ. Đối tượng điều chỉnh được diễn ra phổ biến và chủ yếu xoay quanh những quan hệ chính trị của các quốc gia với nhau. Điều này có sự phân biệt rõ ràng đối với đối tượng điều chỉnh của luật trong nước. Theo đó luật trong nước chỉ điều trị những quan hệ xã hội phát sinh trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia, tính chất vĩ mô.
2.2. Phương pháp điều chỉnh:
Luật quốc tế được hình thành dựa trên những nội dung được các quốc gia thống nhất, thỏa thuận sử dụng. Nên quá trình điều chỉnh cần dựa trên phương pháp bình đẳng thỏa thuận tự nguyện và hợp tác giữa các chủ thể. Đặc biệt phương pháp thỏa thuận được sử dụng chủ yếu thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế giữa các chủ thể công pháp quốc tế với nhau.
Ngoài việc sử dụng biện pháp thỏa thuận để giải quyết vấn đề thì trong những trường hợp cấp thiết các chủ thể của luật quốc tế được quyền sử dụng biện pháp cưỡng chế can thiệp riêng lẻ hay tập thể sao cho phù hợp với quy định của luật quốc tế mà các bên đã thỏa thuận trước đây. Nay có hai hình thức cưỡng chế bao gồm cưỡng chế riêng lẻ và cưỡng chế tập thể.
+ Cưỡng chế riêng lẻ là biện pháp cưỡng chế được áp dụng do một chủ thể thực hiện nhằm trừng trị chủ thể có hành vi vi phạm;
+ Cưỡng chế tập thể là biện pháp cưỡng chế được thực hiện bởi nhiều chủ thể thông thường là do một nhóm quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế liên kết với nhau để áp dụng các biện pháp trừng trị đối với quốc gia có những hành vi vi phạm.
Ngày nay, các quốc gia có tiềm lực kinh tế chính trị lớn mới có khả năng thực hiện cưỡng chế riêng lẻ ví dụ như Mỹ, Trung Quốc áp dụng cưỡng chế với quốc gia khác. Ví dụ: sự kiện Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại Ucraine đã bị Mỹ và các quốc gia đồng minh áp lệnh trừng phạt liên quan đến kinh tế, thương mại,…
2.3. Xét về quá trình xây dựng luật quốc tế:
Hệ thống pháp luật quốc tế được xây dựng dựa trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia chính vì vậy không hề có cơ quan lập pháp Chung. Trên con đường duy nhất đã hình thành nên luật quốc tế đó là thông qua sự thỏa thuận giữa các chủ thể lực quốc tế với nhau. Và văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa các quốc gia tham gia ký kết được thể hiện bằng điều ước quốc tế hoặc việc thừa nhận những tập quán quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia;
2.4. Nguồn luật quốc tế:
Nguồn luật quốc tế được các quốc gia sử dụng là một trong những yếu tố chứng minh đây là một hệ thống pháp luật độc lập. Hiện nay, nguồn của luật quốc tế được hiểu là những hình thức biểu hiện hoặc chứa đựng lên văn bản quy phạm pháp luật quốc tế. Văn bản quy phạm pháp luật này được xây dựng nên bởi các quốc gia với nhau chính vì vậy giá trị pháp lý của chúng mang tính ràng buộc nhất định. Ví dụ như Điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế những học thuyết của các chuyên gia, phán quyết của
2.5. Chế tài được sử dụng theo luật quốc tế:
Một nội dung cần nhấn mạnh khi nhắc đến luật quốc tế đó là không hề có cơ quan lập pháp đứng trên các quốc gia. Chính vì vậy, không hề có các quy tắc quy phạm pháp luật quốc tế áp dụng chung với tất cả những chủ thể tham gia. Tất cả những nội dung quy định trong luật quốc tế đều dựa trên sự bình đẳng không được một thực thể nào đứng trên các quốc gia để áp đặt những quốc gia khác theo ý của mình;
Đồng thời, cũng không hề tồn tại hệ thống cơ quan tư pháp như trong pháp luật của quốc gia. Tòa án được sử dụng khi xảy ra những tranh chấp phải có sự chấp thuận của các thành viên mới được tổ chức xét xử. Như vậy, trong quá trình hoạt động của cơ quan tư pháp mà đại diện là Tòa án không có chức năng hoạt động độc lập mà chỉ được hoạt động dựa trên cơ sở sự đồng ý, chấp thuận rõ ràng của các quốc gia.
Xét về vấn đề chế tài của luật quốc tế thì các chế tài được đưa ra do chính quốc gia tự thực hiện theo những cách thức riêng lẻ hoặc tập thể, trong một số trường hợp nhất định thì sẽ do cơ quan tài phán thực hiện. Chế tài của luật quốc tế bao gồm những hình thức chủ yếu dưới đây:
– Thứ nhất, chế tài phi hình sự: các quốc gia tiến hành công khai xin lỗi hoặc các đức quan hệ ngoại giao cấm vận hoặc buộc bồi thường thiệt hại đối với một hoặc nhiều quốc gia,…
– Thứ hai chế tài hình sự: chế tài này được sử dụng đối với những cá nhân mà gây ra tội ác chống loài người, tội diệt chủng, tội chiến tranh tội xâm lược có những tính chất vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng không chỉ phạm vi trong nước mà còn toàn khu vực và thế giới,…
– Thứ ba, áp dụng chế tài quân sự: đây là một một trong những biện pháp trừng phạt mang tính chất răn đe nghiêm khắc nhất. Để áp dụng chế tài này thì các quốc gia thông qua lực lượng vũ trang để áp dụng trừng phạt đối với quốc gia có hành vi vi phạm hòa bình hoặc đe dọa hòa bình thế giới..
2.6. Chủ thể trong Luật Quốc tế:
Chủ thể của luật quốc tế là những thực thể độc lập không phụ thuộc vào phạm vi hoặc bị lệ thuộc trong các lĩnh vực quan hệ quốc tế hoặc bất kỳ quyền lực chính trị nào khác. Chủ thế này phải có năng lực pháp lý thực hiện độc lập quyền và nghĩa vụ của mình trong sự ràng buộc của các quy phạm pháp luật quốc tế.
Hiện nay, đang tồn tại các loại chủ thể pháp luật quốc tế cơ bản như: các quốc gia có chủ quyền độc lập, hoặc những tổ chức quốc tế, tổ chức quốc tế liên chính phủ; Luật Quốc tế cũng thừa nhận sự tồn tại của những dân tộc đang đấu tranh giành độc lập cũng là một trong những chủ thể có lợi quốc tế đây được coi là chủ thể đặc biệt đang trong thời kỳ quá độ tiến lên thành lập một quốc gia độc lập có chủ quyền; Ngoài ra, còn có những các chủ thể đặc biệt khác.
Với những phân tích ở trên, Luật quốc tế có đầy đủ các tiêu chí để được coi là một hệ thống pháp luật độc lập. Bởi vì nó có đầy đủ đối tượng điều chỉnh trình tự xây dựng phương pháp điều chỉnh chủ thể nguồn luật cũng như các biện pháp bảo đảm thi hành có sự phân biệt với các ngành luật khác.