Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Tư vấn tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Tư vấn pháp luật

Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007
  • 23/02/202123/02/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    23/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; kiểm dịch y tế biên giới; chống dịch; các điều kiện bảo đảm cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm ở người.

    LUẬT

    PHÒNG, CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

    Quốc hội ban hành Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

    Chương 1:

    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

    1. Luật này quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; kiểm dịch y tế biên giới; chống dịch; các điều kiện bảo đảm cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm ở người.

    Việc phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.

    2. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.

    Xem thêm: Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm

    Điều 2. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

    2. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.

    3. Trung gian truyền bệnh là côn trùng, động vật, môi trường, thực phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng truyền bệnh.

    4. Người mắc bệnh truyền nhiễm là người bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có biểu hiện triệu chứng bệnh.

    5. Người mang mầm bệnh truyền nhiễm là người mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhưng không có biểu hiện triệu chứng bệnh.

    6. Người tiếp xúc là người có tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và có khả năng mắc bệnh.

    Xem thêm: Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người

    7. Người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm là người tiếp xúc hoặc người có biểu hiện triệu chứng bệnh truyền nhiễm nhưng chưa rõ tác nhân gây bệnh.

    8. Giám sát bệnh truyền nhiễm là việc thu thập thông tin liên tục, có hệ thống về tình hình, chiều hướng của bệnh truyền nhiễm, phân tích, giải thích nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

    9. An toàn sinh học trong xét nghiệm là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu hoặc loại trừ nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trong cơ sở xét nghiệm, từ cơ sở xét nghiệm ra môi trường và cộng đồng.

    10. Vắc xin là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh.

    11. Sinh phẩm y tế là sản phẩm có nguồn gốc sinh học được dùng để phòng bệnh, chữa bệnh và chẩn đoán bệnh cho người.

    12. Tình trạng miễn dịch là mức độ đề kháng của cá nhân hoặc cộng đồng với một tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

    13. Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định.

    14. Vùng có dịch là khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định có dịch.

    15. Vùng có nguy cơ dịch là khu vực lân cận với vùng có dịch hoặc xuất hiện các yếu tố gây dịch.

    16. Cách ly y tế là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.

    17. Xử lý y tế là việc thực hiện các biện pháp sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, cách ly y tế, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và các biện pháp y tế khác.

    Điều 3. Phân loại bệnh truyền nhiễm

    1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:

    a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

    Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê – bô – la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;

    b) Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

    Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota);

    c) Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.

    Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia); bệnh giang mai; các bệnh do giun; bệnh lậu; bệnh mắt hột; bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans); bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia); bệnh phong; bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo); bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes); bệnh sán dây; bệnh sán lá gan; bệnh sán lá phổi; bệnh sán lá ruột; bệnh sốt mò; bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia); bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta); bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát (Trichomonas); bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm; bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie); bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (Giardia); bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút (Vibrio Parahaemolyticus) và các bệnh truyền nhiễm khác.

    2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định điều chỉnh, bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm thuộc các nhóm quy định tại khoản 1 Điều này.

    Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống bệnh truyền nhiễm

    1. Lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

    2. Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế – xã hội.

    3. Công khai, chính xác, kịp thời thông tin về dịch.

    4. Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch.

    Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm

    1. Ưu tiên, hỗ trợ đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng.

    2. Ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, hệ thống giám sát phát hiện bệnh truyền nhiễm, nghiên cứu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế. 

    Luat-phong-chong-benh-truyen-nhiem-ngay-21-thang-11-nam-2007

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    >>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

    Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật Dương Gia

    Chức vụ: Chủ sở hữu Website

    Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

    Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 06 năm

    Tổng số bài viết: 30.824 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Bệnh truyền nhiễm

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người

    Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người được quy định trong Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như thế nào? Lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người bị phạt tù bao nhiêu năm?

    Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007

    Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2, số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; kiểm dịch y tế biên giới.

    Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm

    Xử lý hành vi vi phạm quy định về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm như sau:

    Bài viết mới nhất

    Chế độ tổng thống là gì? Các thông tin hữu ích cần biết về chế độ tổng thống?

    Chế độ tổng thống (Presidential regime) là gì? Chế độ tổng thống tiếng Anh là gì? Các thông tin hữu ích cần biết về chế độ tổng thống? Các thành tố chính trị của chế độ tổng thống? Những điểm hấp dẫn và hàm ý của chế độ tổng thống?

    Chế độ sở hữu toàn dân là gì? Phân tích chế độ sở hữu toàn dân về đất đai?

    Chế độ sở hữu toàn dân (All-people ownership regime) là gì? Chế độ sở hữu toàn dân tiếng Anh là gì? Phân tích chế độ sở hữu toàn dân về đất đai?

    Bệnh binh là gì? Bệnh binh và thương binh khác nhau như thế nào?

    Khái niệm bệnh binh (Sick soldier) là gì? Bệnh binh tiếng Anh là gì? Bệnh binh và thương binh khác nhau như thế nào?

    Chế độ quân chủ là gì? Chế độ quân chủ lập hiến và quân chủ chuyên chế?

    Khái niệm chế độ quân chủ (Monarchy) là gì? Chế độ quân chủ tiếng Anh là gì? Một số nội dung về chế độ quân chủ? Chế độ quân chủ lập hiến và quân chủ chuyên chế?

    Phân biệt tạm giữ giấy phép lái xe và tước giấy phép lái xe

    Phân biệt tạm giữ giấy phép lái xe và tước giấy phép lái xe. Các trường hợp bị tước giấy phép lái xe và tạm giữ bằng lái xe. Về thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe và tước giấy phép lái xe và mức xử phạt hành chính đi kèm.

    Thay đổi hộ khẩu thường trú có cần cấp lại giấy tờ xe, biển số xe không?

    Thay đổi hộ khẩu thường trú có cần cấp lại giấy tờ xe, biển số xe không? Thủ tục cấp đổi giấy tờ xe, biển số xe khi thay đổi địa chỉ thường trú. Quy định về mức phạt khi chuyển hộ khẩu không đổi đăng ký xe, biển số xe.

    Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH, công ty cổ phần

    Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH, công ty cổ phần. Quy định của pháp luật hiện hành về tạm ngừng kinh doanh. Quy định về thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với Công ty Cổ phần, Quy định về thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với Công ty TNHH.

    Hướng dẫn thủ tục cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất qua mạng

    Hướng dẫn thủ tục cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất qua mạng. Quy định về thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế theo thủ tục thông thường. Về vấn đề khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.

    Phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học

    Phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học. Quy định về cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học.

    Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông? Mức phạt khi nộp phạt chậm?

    Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông? Mức phạt khi nộp phạt chậm? Quy định về hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt theo quy định. Quy định về hậu quả pháp lý khi nộp phạt muộn vi phạm hành chính.

    Các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng thương mại quốc tế

    Các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng thương mại quốc tế? Miễn trách nhiệm trong trường hợp vi phạm hợp đồng là việc không buộc bên có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm hợp đồng.

    Môi giới chứng khoán là gì? Hoạt động môi giới chứng khoán được hiểu như thế nào?

    Hoạt động môi giới chứng khoán được hiểu như thế nào? Khái niệm, đặc điểm của hoạt động môi giới chứng khoán theo quy định

    Thủ tục cắt giảm trừ gia cảnh, cắt giảm người phụ thuộc đã đăng ký

    Thủ tục cắt giảm trừ gia cảnh, cắt giảm người phụ thuộc đã đăng ký. Các trường hợp cắt giảm người phụ thuộc. Hồ sơ cắt giảm người phụ thuộc. Trình tự cắt giảm người phụ thuộc.

    Thế nào là “Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán”?

    Quy định của pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp. Các bài viết pháp lý, các quan điểm pháp lý, các đánh giá pháp lý của luật sư hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực doanh nghiệp.

    Mất quốc tịch là gì? Quy định về các trường hợp đương nhiên mất quốc tịch

    Đương nhiên mất quốc tịch là gì? Xin thôi quốc tịch là gì? Bị tước quốc tịch là gì? Đi du học thì có bị mất quốc tịch Việt Nam không? Nhập quốc tịch nước ngoài có bị mất quốc tịch Việt Nam không?

    Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại

    Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng do Luật Thương Mại quy định và các chế tài phạt vi phạm.

    Không nộp phạt hoặc nộp phạt muộn vi phạm giao thông có sao không?

    Không nộp phạt hoặc nộp phạt muộn vi phạm giao thông có sao không? Quy định về thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm giao thông. Quy định về hậu quả pháp lý khi không nộp phạt, nộp phạt muộn vi phạm hành chính.

    Thế nào là đi ngược chiều? Mức xử phạt là bao nhiêu khi đi ngược chiều?

    Thế nào là đi ngược chiều? Mức xử phạt là bao nhiêu khi đi ngược chiều? Quy định về biển báo cấm đi ngược chiều. Mức xử phạt khi điều khiển phương tiện với lỗi ngược chiều. Trách nhiệm khi điều khiển phương tiện giao thông đi ngược chiều gây ra tai nạn giao thông.

    Tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng khi xử phạt vi phạm về giao thông

    Tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng khi xử phạt vi phạm về giao thông. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Quy định về tình tiết giả nhẹ và tình tiết tăng nặng theo quy định.

    Có được dừng xe trên cầu không? Mức phạt khi dừng xe, đỗ xe trên cầu?

    Có được dừng xe trên cầu không? Mức phạt khi dừng xe, đỗ xe trên cầu: Trường hợp điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hoặc các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô. Quy định về việc dừng xe, đỗ xe.

    Xem thêm

    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
    20/02/2021
    Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007
    16/02/2018
    Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm
    23/02/2021
    Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007
    23/02/2021