Luật phá sản chính là văn bản quy phạm pháp luật mà trong đó chứa đựng có hệ thống những quy phạm pháp luật quy định và điều chỉnh về việc phá sản doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Vậy Luật phá sản là gì? Nội dung và mục lục Luật phá sản?
Mục lục bài viết
1. Luật phá sản là gì?
Tại khoản 2 Điều 4
Phá sản luôn là một hiện tượng tất yếu ở nền kinh tế thị trường, nó hiện diện như là một sản phẩm của cả quá trình cạnh tranh, quá trình chọn lọc và quá trình đào thải tự nhiên của nền kinh tế thị trường, bất kể đó là một nền kinh tế thị trường phát triển ở những nước trên thế giới hay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Việt Nam cũng như đa số những nước trên thế giới đều thực hiện xây dựng lên các chế định pháp luật về phá sản nhằm mục tiêu hạn chế đến tối đa nhất những hậu quả do phá sản gây ra, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của những bên tham gia vào quan hệ kinh tế trước các rủi ro trong kinh doanh doanh, để từ đó góp phần ổn định trật tự trong đời sống xã hội.
Pháp luật phá sản được hiểu như là tổng thể những quy phạm pháp luật do chinh Nhà nước ta ban hành, pháp luật phá sản nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mà phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản các doanh nghiệp, hợp tác xã. Pháp luật phá sản là một trong các bộ phận cấu thành lên nhóm các chế định pháp luật về giải quyết các hậu quả của khung pháp lý kinh tế của nền kinh tế thị trường.
Xét về tư cách là pháp luật nội dung thì pháp luật phá sản điều chỉnh những quan hệ tài sản giữa các chủ nợ và con nợ, nó ghi nhận đầy đủ các quyền và các nghĩa vụ của những chủ thể tham gia vào quan hệ tài sản đó. Còn xét về tư cách là pháp luật về hình thức thì pháp luật phá sản điều chỉnh cácc quan hệ tố tụng giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các chủ nợ, các con nợ và những người có liên quan khác, nó cũng quy định về các quyền và nghĩa vụ tố tụng của những chủ thể, quy định về trình tự và thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Nhóm quan hệ xã hội điều chỉnh pháp luật về phá sản:
Như vậy, pháp luật về phá sản điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội đó là nhóm quan hệ tài sản giữa các chủ nợ và các con nợ và nhóm quan hệ tố tụng giữa các đương sự với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Quan hệ giữa chủ nợ và con nợ:
+ Quan hệ giữa các chủ nợ và các con nợ là những quan hệ tài sản mà phần lớn là được hình thành trước khi mà có yêu cầu phá sản các doanh nghiệp, hợp tác xã. Tuy nhiên, nó duy chỉ được coi là quan hệ pháp luật phá sản bắt đầu kể từ khi mà có yêu cầu phá sản. Có nghĩa là kể từ thời điểm mà có yêu cầu phá sản các doanh nghiệp, hợp tác xã thì pháp luật phá sản mới được bắt đầu sử dụng để điều chỉnh các quan hệ đó.
+ Chủ thể mà tham gia vào các quan hệ tài sản này là các chủ nợ và con nợ. Chủ nợ chính là những người có quyền yêu cầu con nợ thực hiện một số nghĩa vụ về tài sản nhất định
+ Những lợi ích mà chủ nợ và con nợ nhằm vào trong mối quan hệ này chính là các tài sản của các doanh nghiệp, các hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản, bao gồm tài sản có và tài sản nợ.
+ Nội dung của quan hệ tài sản giữa các chủ nợ và con nợ chính là những quyền và những nghĩa vụ tài sản của các chủ thể đó.
– Quan hệ tố tụng:
+ Quan hệ tố tụng giữa những đương sự và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phát sinh ở trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản các doanh nghiệp, hợp tác xã
+ Chủ thể của các quan hệ này bao gồm có các đương sự (các chủ nợ và con nợ như cá nhân, doanh nghiệp) và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân,..) trong việc giải quyết yêu cầu phá sản các doanh nghiệp, hợp tác xã
+ Toà án chính là cơ quan có vai trò quyết định và có thẩm quyền để tiến hành thủ tục phá sản đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã
Mặc dù là hai nhóm quan hệ trên có các tính chất khác nhau nhưng chúng lại có một mối quan hệ khá mật thiết với nhau. Chính vì vậy mà chúng được thống nhất điều chỉnh trong một chế định pháp luật phá sản.
3. Nội dung và mục lục Luật Phá sản?
3.1. Nội dung của Luật Phá sản:
– Nội dung của Luật Phá sản bị quyết định bởi các tính chất của nền kinh tế: Từ sau 1986, Nhà nước ta đã chủ trương chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế mới đó là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó mà cạnh tranh chính là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Dưới sự tác động của chính quy
– Nội dung của luật phá sản cũng bị ảnh hưởng của trình độ phát triển của nền kinh tế: nếu như nói nền kinh tế thị trường đã quyết định lên sự ra đời của pháp luật về phá sản thì chính trình độ phát triển của nền kinh tế đó lại sẽ quyết định sự khác nhau trong pháp luật về phá sản của những nước khác nhau.
– Nội dung của luật phá sản phụ thuộc khả năng làm chủ của các doanh nghiệp trong việc giải quyết các công việc của mình
– Nội dung của luật phá sản chịu sự tác động của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
Tại Luật Phá sản 2014, bao gồm có 14 chương và 133 điều, trong đó: Chương 1 (từ điều 1 đến điều 25): quy định về những quy định chung
– Chương 2 (từ điều 26 đến điều 41): quy định về đơn và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
– Chương 3 (từ điều 42 đến điều 50): quy định về mở thủ tục phá sản
– Chương 4 (từ điều 51 đến điều 58): quy định về nghĩa vụ về tài sản
– Chương 5 (từ điều 59 đến điều 74): quy định về các biện pháp bảo toàn tài sản
– Chương 6 (từ điều 75 đến điều 86): quy định về hội nghị chủ nợ
– Chương 7 (từ điều 87 đến điều 96): quy định về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
– Chương 8 (từ điều 97 đến điều 104): quy định về thủ tục phá sản tổ chức tín dụng
– Chương 9 (từ điều 105 đến điều 113): quy định về tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
– Chương 10 (từ điều 114 đến điều 115): quy định về xử lý tài sản doanh nghiệp, hợp tác xã có tranh chấp
– Chương 11 (từ điều 116 đến điều 118): quy định về thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài
– Chương 12 (từ điều 119 đến điều 128): quy định về thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
– Chương 13 (từ điều 129 đến điều 130): quy định về xử lý vi phạm
– Chương 14 (từ điều 131 đến điều 133): quy định về điều khoản thi hành
3.2. Mục lục của Luật Phá sản:
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Điều 3. Áp dụng Luật phá sản
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Điều 6. Thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Điều 7. Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan
Điều 8. Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản
Điều 10. Từ chối hoặc thay đổi Thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản
Điều 11. Cá nhân, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
Điều 12. Điều kiện hành nghề Quản tài viên
Điều 13. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Điều 14. Cá nhân không được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
Điều 15. Thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên
Điều 16. Quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự
Điều 18. Quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản
Điều 19. Quyền, nghĩa vụ của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Điều 20. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Điều 21. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết phá sản
Điều 22. Lệ phí phá sản
Điều 23. Chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
Điều 24. Chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Điều 25. Việc yêu cầu, cấp, thông báo văn bản trong giải quyết phá sản
Chương II. ĐƠN VÀ THỤ LÝ ĐƠN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN
Điều 26. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ
Điều 27. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động, đại diện công đoàn
Điều 28. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Điều 29. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần, thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã
Điều 30. Phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Điều 31. Phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Điều 32. Xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Điều 33. Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền và giải quyết đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn
Điều 34. Thông báo sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Điều 35. Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Điều 36. Đề nghị xem xét lại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Điều 37. Thương lượng giữa chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Điều 38. Thủ tục nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
Điều 39. Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Điều 40. Thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Điều 41. Tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản
Chương III. MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN
Điều 42. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
Điều 43. Thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
Điều 44. Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
Điều 45. Chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Điều 46. Thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Điều 47. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
Điều 48. Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
Điều 49. Giám sát hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
Điều 50. Ủy thác tư pháp trong việc giải quyết phá sản
Chương IV. NGHĨA VỤ VỀ TÀI SẢN
Điều 51. Xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản
Điều 52. Xác định tiền lãi đối với khoản nợ
Điều 53. Xử lý khoản nợ có bảo đảm
Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản
Điều 55. Nghĩa vụ về tài sản trong trường hợp nghĩa vụ liên đới hoặc bảo lãnh
Điều 56. Trả lại tài sản thuê hoặc mượn khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản
Điều 57. Trả lại tài sản nhận bảo đảm
Điều 58. Nhận lại hàng hóa đã bán
Chương V. CÁC BIỆN PHÁP BẢO TOÀN TÀI SẢN
Điều 59. Giao dịch bị coi là vô hiệu
Điều 60. Tuyên bố giao dịch vô hiệu
Điều 61. Tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực
Điều 62. Thanh toán, bồi thường thiệt hại khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện
Điều 63. Bù trừ nghĩa vụ
Điều 64. Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Điều 65. Kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Điều 66. Gửi giấy đòi nợ
Điều 67. Lập danh sách chủ nợ
Điều 68. Lập danh sách người mắc nợ
Điều 69. Đăng ký giao dịch bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Điều 70. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 71. Xử lý việc tạm đình chỉ thi hành án dân sự, giải quyết vụ việc
Điều 72. Giải quyết việc đình chỉ thi hành án dân sự, giải quyết vụ việc
Điều 73. Nghĩa vụ của ngân hàng nơi doanh nghiệp hợp tác xã có tài khoản
Điều 74. Nghĩa vụ của người lao động
Chương VI. HỘI NGHỊ CHỦ NỢ
Điều 75. Triệu tập và gửi thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ
Điều 76. Nguyên tắc tiến hành Hội nghị chủ nợ
Điều 77. Quyền tham gia Hội nghị chủ nợ
Điều 78. Nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ
Điều 79. Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ
Điều 80. Hoãn Hội nghị chủ nợ
Điều 81. Nội dung và trình tự Hội nghị chủ nợ
Điều 82. Ban đại diện chủ nợ
Điều 83. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ
Điều 84. Gửi Nghị quyết Hội nghị chủ nợ
Điều 85. Đề nghị, kiến nghị xem xét lại và giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ
Điều 86. Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản
Chương VII. THỦ TỤC PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Điều 87. Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Điều 88. Nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Điều 89. Thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Điều 90. Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã
Điều 91. Nội dung và trình tự Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Điều 92. Công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã
Điều 93. Giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Điều 94. Sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Điều 95. Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
Điều 96. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
Chương VIII. THỦ TỤC PHÁ SẢN TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Điều 97. Áp dụng quy định về thủ tục phá sản tổ chức tín dụng
Điều 98. Quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Điều 99. Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng
Điều 100. Hoàn trả khoản vay đặc biệt
Điều 101. Thứ tự phân chia tài sản
Điều 102. Trả lại tài sản nhận ủy thác, nhận giữ hộ khi tổ chức tín dụng bị tuyên bố phá sản và thanh lý tài sản phá sản
Điều 103. Giao dịch của tổ chức tín dụng trong giai đoạn kiểm soát đặc biệt
Điều 104. Quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản
Chương IX. TUYÊN BỐ DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ PHÁ SẢN
Điều 105. Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn
Điều 106. Quyết định tuyên bố phá sản khi Hội nghị chủ nợ không thành
Điều 107. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ
Điều 108. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Điều 109. Gửi và thông báo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Điều 110. Nghĩa vụ về tài sản sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Điều 111. Đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Điều 112. Giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Điều 113. Xem xét đơn đề nghị, kiến nghị theo thủ tục đặc biệt
Chương X. XỬ LÝ TÀI SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ CÓ TRANH CHẤP
Điều 114. Xử lý tranh chấp tài sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Điều 115. Xử lý trường hợp có tranh chấp tài sản trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Chương XI. THỦ TỤC PHÁ SẢN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Điều 116. Người tham gia thủ tục phá sản là người nước ngoài
Điều 117. Ủy thác tư pháp của Tòa án nhân dân Việt Nam đối với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
Điều 118. Thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định giải quyết phá sản của Tòa án nước ngoài
Chương XII. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH TUYÊN BỐ DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ PHÁ SẢN
Điều 119. Thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản
Điều 120. Thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản
Điều 121. Yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tổ chức thực hiện thanh lý tài sản
Điều 123. Định giá lại tài sản
Điều 124. Bán tài sản
Điều 125. Thu hồi lại tài sản trong trường hợp có vi phạm
Điều 126. Đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản
Điều 127. Xử lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phát sinh sau khi quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Điều 128. Giải quyết khiếu nại việc thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Chương XIII. XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 129. Trách nhiệm do vi phạm pháp luật về phá sản
Điều 130. Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản
Chương XIV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 131. Điều khoản chuyển tiếp
Điều 132. Hiệu lực thi hành
Điều 133. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Các văn bản pháp luật liên quan đến bài viết:
– Luật Phá sản 2014