Đánh bạc là một trong các tệ nạn xã hội phổ biến ở Việt Nam. Nhưng không phải trường hợp nào đánh bạc cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Một số trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt hành chính. Vậy mức xử phạt hành chính đối với hành vi đánh bạc là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc trái phép:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và 3 người bạn có đánh bài trả tiền nước thì bị lực lượng công an vào bắt. Tổng số tiền mà công an thu được tất cả là 1 triệu đồng. Vậy tôi muốn hỏi chúng tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Chúng tôi chưa bị tiền án tiền sự gì. Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của
Nếu việc được, thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 5 triệu đồng nhưng người chơi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này, hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc đã bị kết án về tội Đánh bạc hoặc Tội tổ chức đánh bạc hoặc Gá bạc, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đánh bạc theo khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự.
Theo quy định tại Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP, “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:
– Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
– Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;
– Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
Theo điểm b khoản điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP, trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 5.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
Pháp luật không quy định mức tối thiểu của việc được, thua phải từ bao nhiêu trở lên mới bị xử phạt hành chính nên về nguyên tắc, nếu đánh bạc mà được, thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị dưới 2 triệu đồng và không thuộc một trong các trường hợp nói trên thì đều bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc trái phép. Theo điểm a khoản 2 Điều 26
Như vậy, căn cứ vào các quy định của pháp luật mà chúng tôi đã viện dẫn ở trên, đối với trường hợp của các bạn thì các bạn bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc trái phép.
2. Xử lý hành chính về hành vi che giấu việc đánh bạc trái phép:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đi chợ về thì đậu phương tiện trước nhà. Một giờ sau có mấy người hàng xóm kêu tôi đi mua bài và chơi cách nhà tôi 50m. Mỗi ván bài, họ cho tôi 20.000 đồng. Chơi được ba bộ thì bị công an bắt. Số tiền trên chiếu bạc là 400.000 đồng. Sau đó, họ lập biên bản, thu giữ phương tiện của tôi và phạt hành chính tôi vì tội tổ chức đánh bạc. Xin hỏi, công an có quyền xử phạt hành chính và giữ phương tiện của tôi trên 30 ngày không? Việc giữ phương tiện của tôi có trái với quy định của pháp luật không? Mong luật sư tư vấn giúp! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Tổ chức đánh bạc là hành vi rủ rê, lôi kéo người khác cùng tham gia đánh bạc. Điều 2 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22-10-2010 của Hội đồng Thẩm phán
– Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
– Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; khi đánh bạc có phân công người canh gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp, điện thoại…để trợ giúp cho việc đánh bạc;
– Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.
Dấu hiệu “Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” quy định tại Khoản 2 Điều 322 được xác định như sau:
a) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng là thu lợi bất chính lớn.
b) Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng là thu lợi bất chính rất lớn.
c) Thu lợi bất chính từ 90.000.000 đồng trở lên là thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
Do vậy, trường hợp của bạn chưa đủ cấu thành tội tổ chức đánh bạc theo quy định của Bộ luật hình sự. Căn cứ vào Khoản 3 Điều 26
“ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
b) Che giấu việc đánh bạc trái phép”.
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật trường hợp của bạn sẽ bị xử lý hành chính về hành vi che giấu việc đánh bạc trái phép theo Khoản 3 Điều 26
Về phương tiện là chiếc xe thì phương tiện này không phải là phương tiện vi phạm hành chính và cũng không chứng minh được nó dùng để trợ giúp cho việc đánh bạc. Khoản 6 Điều Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: “ Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này”. Do đó, việc công an thu giữ chiếc xe máy của bạn là không đúng với quy định của pháp luật.
3. Đã bị xử phạt hành chính còn đánh bạc có bị đi tù không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chồng em xóc đĩa bị bắt 1 lần năm 2022 và ra Tòa phạt hành chính. Gần đây lại chơi xóc đĩa và bỏ trốn nhưng đã ra đầu thú. Cho em hỏi như vậy có bị phạt tù không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 321
– Được thua bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên
– Được thua bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Theo thông tin bạn cung cấp, năm 2022 chồng bạn chơi xóc đĩa nhưng chỉ bị xử phạt hành chính nên nếu số tiền đánh bạc trong lần thứ hai của chồng bạn là từ 5 triệu đồng trở lên, chồng bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc. Tùy từng trường hợp, chồng bạn có thể bị phạt tù, phạt tiền hoặc phạt cải tạo không giam giữ.
4. Trách nhiệm hình sự khi có hành vi đánh bạc:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư Xin luật sư cho biết mức hình phạt của chúng tôi! Chúng tôi 3 phạm tội đánh bạc lần đầu, chưa hề có tiền án tiền sự , ít nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ như ăn năn hối lỗi, thành thật khi báo, bị tạm giữ 9 ngày, rồi cho tại ngoại 3 tháng, mới đây đã nhận cáo trạng ngày 23/3/2023 Vậy xin hỏi luật sư: trong bao lâu nữa thì tòa sẽ xử chúng tôi, loại hình phạt tù giam hay treo hay nộp phạt hành chính, mức hinh phạt ? Xin chân thành cám ơn luật sư
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn đưa ra ba người phạm tội đánh bạc lần đầu, chưa hề có tiền án tiền sự, ít nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ như ăn năn hối lỗi, thành thật khai báo, bị tạm giữ 09 ngày, rồi cho tại ngoại 03 tháng, mới đây đã nhận cáo trạng ngày 23/3/2023. Căn cứ theo Điều 244 Luật tố tụng hình sự năm 2015.
Như vậy, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát ra bản cáo trạng, Viện kiểm sát sẽ chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án. Khi Tòa án nhận được thông tin hồ sơ cùng với bản cáo trạng Tòa án sẽ tiến hành kiểm tra lại hồ sơ, Tòa án có thể trả lại Việt Kiểm sát để điều tra bổ sung hoặc yêu cầu đưa vụ án ra xét xử. Căn cứ theo Điều 246 Luật tố tụng hình sự năm 2015.
Với tội đánh bạc của bạn, xem xét trên hai khía cạnh về hành chính và về hình sự. Nếu số tiền dùng để đánh bạc trên hoặc dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị phạt hành chính hoặc đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc, chưa được xóa án tính mà vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. (Khoản 1 điều 321 Bộ luật hình sự 2015)
Còn nếu không thuộc trường hợp trên thì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc trái phép với hình thức là xóc đĩa với số tiền 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. (Điểm a, khoản 2, điều 26 Nghị định số 167/2013/NĐ–CP)
5. Cấu thành tội phạm tội đánh bạc:
Thứ nhất, các yếu tố cấu thành tội đánh bạc.
Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện qua các dấu hiệu như sau:
Có sự thỏa thuận thắng thua bằng tiền hay bằng hiện vật có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng.
Trường hợp tiền hay hiện vật có giá trị dưới năm triệu đồng thì phải thuộc trường hợp đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội đánh bạc.
Về tiền và hiện vật xác định đưa vào đánh bạc gồm: Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc; tiền hoặc hiện vật thu được trong người con bạc hoặc ở những nơi khác mà có đủ căn cứ để xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.
Lưu ý: Khi xác định tội đánh bạc đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc củạ tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc riêng để xem xét, cụ thể:
+ Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu là năm triệu đồng (chưa từng bị kết án về một trong các tội đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc, hoặc đã được xóa án tích) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc. Ví dụ: A, B và C đánh bài Tây với nhau. Ai thua sẽ bị phạt 10.000 VNĐ. A,B và C không bị án tích. Khi đang chơi được xong 1 ván bài, công an ập vào bắt, kiểm tra tổng trên chiếu bạc lúc đó có 20.000 VNĐ, trong túi của cả 3 người số tiền là 50.000 VNĐ ý định dùng để đánh bạc. Như vậy, tổng số tiền từng lần đánh bạc dưới 5 triệu. Do đó A, B, C không phải chịu trách nhiệm hình sự.
+ Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của một lần đánh bạc nào đó bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó. Ví dụ: A, B và C đánh bài Tây, mỗi ván người thua phải trả là 6 triệu. Như vậy A,B,C sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự. Ví dụ: A,B,C đánh bài ván thứ 1 thỏa thuận ai thua sẽ mất 6 triệu, ván thứ 2 ai thua sẽ mất 8 triệu. Như vậy A,B,C đã 2 lần phạm tội đánh bạc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tình tiết tăng nặng phạm tội 2 lần trở lên.
– Khi truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa… cần phân biệt:
+ Một lần chơi số đề, một lần cá độ đua ngựa, một lần cá độ bóng đá,… (để tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa, cá độ trong một trận bóng đá,…trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đốì với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đề chơi trong các đợt đó.
+ Số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi số đề, cá độ đua ngựa, cá độ bóng đá,…với nhiều người là tổng số tiền, giá trị hiện hiện vật mà họ và những người chơi khác dùng để đánh bạc
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội đánh bạc là lỗi cố ý.
Mặt khách thể: Tội đánh bạc là tội xâm phạm đến trật tự công cộng, nếp sống văn minh của xã hội, vì tội đánh bạc cũng là một tệ nạn của xã hội.
Chủ thể: Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, về mức hình phạt.
Mức hình phạt đối với tội này gồm 2 khung hình phạt chính, đó là:
Thứ nhất: Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Như vậy, ở khung cơ bản mức phạt tù có thể phạt là từ 06 tháng đến 03 năm.
Thứ hai:Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
– Có tính chất chuyên nghiệp Ví dụ: A đã hơn năm lần phạm tội đánh bạc và coi việc đánh cờ bạc là một cách để thu nhập cho cuộc sống của mình thì A sẽ bị xử lý hình sự với tình tiết tăng nặng có tính chất chuyên nghiệp
– Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên
– Tái phạm nguy hiểm Ví dụ: A đã bị kết án về tội tổ chức đánh bạc là 10 năm tù thuộc tội phạm rất nghiêm trọng chưa được xóa án tích mà lại cố ý tiếp tục đánh bạc thì A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tình tiết tăng nặng tái phạm nguy hiểm
– Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.
Lưu ý: Ví dụ: A và B đánh bạc với nhau qua ứng dụng hỗ trợ việc đánh bạc và thanh toán thì A,B sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở khung tăng nặng bởi việc sử dụng mạng internet, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội. Nhưng A ghi số đề với B qua tin nhắn điện thoại thì không coi là tình tiết tăng nặng việc sử dụng mạng viễn thông để phạm tội.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.