Việc đấu tranh phòng và chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nước ta trong việc thúc đẩy sự phát triển anh ninh xã hội và kinh tế. Bằng nhiều hình thức và phương pháp để thực hiện nhiệm vụ này nhưng việc sử dụng những quy phạm pháp luật, đặc biệt là luật hình sự.
Mục lục bài viết
1. Luật hình sự là gì?
Luật hình sự được hiểu là tập hợp có hệ thống các quy phạm pháp luật xác định rõ những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt có thể áp dụng đối với người đã thực hiện các tội phạm đó.
Hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều ngành luật hợp thành. Mỗi ngành luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội nhất định nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của công dân, bảo đảm pháp chế, phòng chống vi phạm pháp luật. Trong đó, quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ là quan hệ hình thành giữa Nhà nước và người phạm tội khi người đó thực hiện hành vi được Nhà nước quy định là tội phạm. Như vậy Luật Hình sự là ngành luật không điều chỉnh mọi quan hệ xã hội, mà chỉ điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan đến tội phạm và hình phạt.
Từ các phân tích trên, khái niệm Luật Hình sự được xác định như sau: “Luật Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quy định tội phạm, xác định hình phạt với các tội phạm nhằm đấu tranh chống tội phạm, loại trừ mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội. Luật Hình sự bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.”
2. Những đặc trưng cơ bản của Luật Hình sự:
– Luật Hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Luật Hình sự bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến Nhà nước và người phạm tội;
– Luật Hình sự là ngành luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định tội phạm và hình phạt.
– Luật hình sự trong tiếng anh là Criminal law
– Định nghĩa về luật hình sự trong tiếng anh được hiểu là
Criminal Law is a legal branch in the legal system of criminal regulations, defining penalties for crimes in order to fight crime, eliminating all acts that are dangerous to society. The Criminal Law includes a system of legal regulations promulgated by competent State agencies, identifying which acts that are dangerous to society are crimes, and also prescribing penalties for those crimes.
– Một số từ vựng tiếng anh tiêu biểu liên quan trong cùng lĩnh vực như:
- Luật thi hành tạm giữ tạm giam: Law on temporary detention or custody
- Luật giám định tư pháp: Law on Judicial Expertise
- Luật thi hành án hình sự: Law on Execution of Criminal judgments
- Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự: Law on Organization of Criminal Investigation Bodies
Luật An ninh mạng : Law on Cybersecurity- Luật Đặc xá: Law on Special Amnesty of Vietnam
- Luật Công chứng: Law on Notarization
- Luật phòng, chống rửa tiền tiếng Anh: Law on Prevention of money laundering
- Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ: Law on management and use of weapons, explosives and combat gears
3. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hình sự:
Với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật hình sự có đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh riêng, đồng thời tuân theo một hệ thống các nguyên tắc riêng biệt và có những nhiệm vụ riêng.
Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi tội phạm xảy ra. Ngành luật hình sự điều chỉnh mối quan hệ này bằng việc xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lí của hai chủ thể, đó là Nhà nước và người phạm tội. Trong đó, quyền của chủ thể này, tương ứng sẽ là nghĩa vụ của chủ thể còn lại. Nhà nước có quyền buộc người phạm tội phải chịu TNHS về việc thực hiện tội phạm thông qua các hoạt động tố tụng như điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu TNHS, chịu bị điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, tuy vậy, họ cũng có quyền yêu cầu Nhà nước truy cứu họ đúng với các quy định của pháp luật, đúng người đúng tội.
Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là phương pháp mệnh lệnh- phục tùng. Theo đó, Nhà nước, trong quan hệ pháp luật hình sự, có quyền buộc người phạm tội phải chịu TNHS, chịu hình phạt- biện pháp cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất, người phạm tội không có cách nào khác ngoài nghĩa vụ tuân thủ. Cũng như các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, ngành luật hình sự cũng được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản, trong đó có các nguyên tắc chung cho cả hệ thống pháp luật và các nguyên tắc có tính đặc thù. Ba nguyên tắc chung bao gồm: nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, nguyên tắc nhân đạo. Ba nguyên tắc đặc thù của ngành luật hình sự là nguyên tắc hành vi, nguyên tắc có lỗi và nguyên tắc phân hoá TNHS.
3.1. Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự:
Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật của ngành luật đó điều chỉnh. Các quan hệ xã hội được các quy phạm PLHS tác động tới là đối tượng điều chỉnh của luật hình sự. Luật hình sự chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội khi có tội phạm xảy ra và đó cũng chính là các quan hệ PLHS.
Vậy, đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.
– Luật Hình sự được xem là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật vì nó có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng biệt.
– Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật của ngành luật đó điều chỉnh. Các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật Hình sự tác động tới là đối tượng điều chỉnh của luật hình sự. Luật Hình sự chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội khi có tội phạm xảy ra – đó cũng chính là các quan hệ pháp luật hình sự.
– Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Đây là căn cứ để phân biệt Luật Hình sự với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật.
Thời điểm bắt đầu xuất hiện quan hệ pháp luật hình sự là thời điểm người phạm tội bắt đầu thực hiện tội phạm và quan hệ pháp luật này chấm dứt khi người phạm tội được xóa án tích. Trong cả quá trình này xuất hiện đồng thời quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, quan hệ pháp luật dân sự…Tuy nhiên, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, đa số trường hợp bắt đầu xuất hiện khi có quyết định khởi tố vụ án và quyết định khởi tố bị can.
Luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ những quan hệ xã hội cơ bản nhất và quan trọng nhất trong đời sống xã hội. Đó là, bảo vệ chế độ xã hội, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN. Với một vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta, Bộ luật hình sự là một trong những công cụ hữu hiệu và sắc bén của Nhà nước trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Luật hình sự còn có nhiệm vụ giáo dục mọi người nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Trong quan hệ pháp luật hình sự luôn có hai chủ thể với những vị trí pháp lý khác nhau:
1. Nhà nước: Có quyền truy tố, xét xử người phạm tội, buộc họ phải chịu những biện pháp trách nhiệm hình sự nhất định để bảo vệ pháp luật bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. Nhà nước thực hiện quyền này bằng cách thể hiện ý chí của mình trong Bộ luật hình sự. Mặt khác, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội.
2. Người phạm tội: Có trách nhiệm chấp hành các biện pháp cưỡng chế mà Nhà nước áp dụng đối với mình. Mặt khác, họ có quyền yêu cầu Nhà nước đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tóm lại, đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự Việt Nam là các quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Thông qua việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh khi có tội phạm xảy ra, Luật hình sự Việt Nam tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ phát triển, tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm. Bằng cách đó, Luật hình sự Việt Nam góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, các quyền và lợi ích của công dân cũng như đảm bảo việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội do Nhà nước đề ra.
3.2. Phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự:
Phương pháp điều chỉnh của ngành luật là tổ hợp các phương tiện, biện pháp, cách thức tác động lên các quan hệ xã hội do ngành luật đó điều chỉnh.
Thông qua đó, pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội một cách đồng bộ làm nảy sinh, xác lập, bảo vệ, phát triển hoặc phòng ngừa, ngăn cấm, hạn chế đến sự nảy sinh, tồn tại, phát triển các quan hệ xã hội mà nhà cầm quyền mong muốn trong các lĩnh vực hoạt động nhất định của Nhà nước, xã hội và công dân.
Phương pháp điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh là căn cứ để phân chia các ngành luật trong hệ thống pháp luật.
Luật Hình sự có phương pháp điều chỉnh riêng biệt vì quan hệ xã hội được Luật Hình sự điều chỉnh là quan hệ hình thành giữa Nhà nước và người phạm tội. Nhà nước dùng uy quyền để quy định tội phạm ấy, ấn định hình phạt buộc người phạm tội chịu hình phạt ấy. Tính uy quyền trong phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự là:
– Nhà nước tự mình quy định hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm;
– Nhà nước giao nhiệm vụ xử lý tội phạm cho các cơ quan tư pháp. Những cơ quan này có quyền nhân danh Nhà nước điều tra, truy tố, xét xử, xác định hình phạt, buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt;
Kết luận, Luật Hình sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quy định tội phạm, xác định hình phạt với cá tội phạm ấy, có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng biệt. Đây là căn cứ phân biệt Luật Hình sự với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật.