Hàng không là một trong những lĩnh vực phát triển vượt bậc ở Việt Nam hiện nay. Với những ưu điểm như nhanh chóng, thuận tiện, tiếp cận tới bất kì đâu, dễ tiếp cận với những vùng sâu vùng xa,.... Luật Hàng không dân dụng ra đời ra đời năm 1991, và ngày càng hoàn thiện hơn nhằm phù hợp với điều kiện thực tế cũng như pháp luật quốc tế.
Mục lục bài viết
1. Luật Hàng không dân dụng là gì?
Hàng không là thuật ngữ mà con người hay dùng chỉ đến việc sử dụng máy bay để di chuyển, vận tải. Khi mới ra đời, máy bay chủ yếu phục vụ cho quân sự, chiến tranh, sau khi chiến tranh kết thúc, mát bay được sử dụng nhiều hơn cho nhu cầu con người. Dần dần, xã hội phát triển xuất hiện những nhà sản xuất máy bay dùng cho các hoạt động khác nhau phục vụ nhu cầu đời sống. Hàng không dân dụng được hiểu là hoạt động hàng không được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, không có các yếu tố quân sự, chính trị khác, và là một ngành kinh tế kỹ thuật, phục vụ nhu cầu di chuyển của con người
Luật Hàng không dân dụng là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hàng không dân dụng gồm: quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng, vận tải hàng không, kết cấu hạ tầng hàng không,…
Luật Hàng không dân dụng tiếng Anh là “Civil Aviation Law”.
2. Phạm vi điều chỉnh của Luật Hàng không dân dụng:
Điều 1 của
– Điều chỉnh hoạt động hàng không dân dụng, bao gồm các quy định về tàu bay, cảng hàng không, sân bay, nhân viên hàng không, hoạt động bay, vận chuyển hàng không, an ninh hàng không, trách nhiệm dân sự, hoạt động hàng không chung và các hoạt động khác có liên quan đến hàng không dân dụng.
– Luật này quy định về hoạt động hàng không dân dụng, bao gồm các quy định về tàu bay, cảng hàng không, sân bay, nhân viên hàng không, hoạt động bay, vận chuyển hàng không, an ninh hàng không, trách nhiệm dân sự, hoạt động hàng không chung và các hoạt động khác có liên quan đến hàng không dân dụng.
2. Luật này không quy định về hoạt động của tàu bay công vụ, bao gồm tàu bay quân sự, tàu bay chuyên dụng của lực lượng hải quan, công an và các tàu bay khác sử dụng cho mục đích công vụ nhà nước, trừ trường hợp tàu bay công vụ được dùng vào mục đích dân dụng hoặc những trường hợp khác được Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định.
– Và luật không điều chỉnh hoạt động của tàu bay công vụ, bao gồm tàu bay quân sự, tàu bay chuyên dụng của lực lượng hải quan, công an và các tàu bay khác sử dụng cho mục đích công vụ nhà nước, trừ trường hợp tàu bay công vụ được dùng vào mục đích dân dụng hoặc những trường hợp khác được Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định.
3. Nội dung chính của Luật hàng không dân dụng:
Đối tượng điều chỉnh của Luật là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam; Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động hàng không dân dụng ở nước ngoài, nếu pháp luật của nước ngoài không có quy định khác; Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hàng không dân dụng ở vùng
Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật được quy định tại điều 4 của Luật, theo đó :
– Pháp luật của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay được với quan hệ xã hội phát sinh trong tàu bay đang bay và áp dụng để xác định các quyền đối với tàu bay;
– Pháp luật của quốc gia nơi ký kết hợp đồng liên quan đến các quyền đối với tàu bay được áp dụng để xác định hình thức của hợp đồng.
– Pháp luật của quốc gia nơi thực hiện việc cứu hộ hoặc giữ gìn tàu bay được áp dụng đối với việc trả tiền công cứu hộ hoặc giữ gìn tàu bay đó.
– Pháp luật của quốc gia nơi xảy ra tai nạn do tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau, do tàu bay đang bay gây thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất được áp dụng đối với việc bồi thường thiệt hại.
4. Các nguyên tắc cơ bản của hàng không dân dụng gồm:
– Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ đất nước, bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh và khai thác có hiệu quả tiềm năng về hàng không phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
– Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải; phát triển đồng bộ cảng hàng không, sân bay, hoạt động bay, phương tiện vận tải và các nguồn lực khác; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
– Cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động hàng không dân dụng.
– Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng được quy định tại Điều 12 của Luật.
Quy định về tàu bay: Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.
Chương II của luật quy định về các điều kiện về xác định quốc tịch tàu bay, tiêu chuẩn đủ điều kiện bay và vấn đề về khai thác tàu bay. Tiếp đó là những quyền dân sự đối với tàu bay gồm quyền sở hữu tàu bay, quyền chiếm hữu tàu bay bằng việc thuê mua, thuê có thời hạn; thế chấp, cầm cố tàu bay. Việc đăng ký các quyền đối với tàu bay, chuyển quyền sở hữu tàu bay, thế chấp tàu bay. Hoạt động thuê, cho thuê tàu bay, theo đó thuê, cho thuê tàu bay gồm có hình thức thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay bà không có tổ bay. Hợp đồng thuê, cho thuê tàu bay phải được thành lập bằng văn bản.
Đình chỉ chuyến bay trong các trường hợp:
– Xuất hiện tình huống cấp thiết phục vụ nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc phát hiện tàu bay có dấu hiệu vi phạm các quy định về bảo đảm quốc phòng, an ninh;
– Vi phạm các quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, khai thác tàu bay, an toàn hàng không, an ninh hàng không, thủ tục chuyến bay, lập và thực hiện kế hoạch bay, thực hiện phép bay;
– Phát hiện chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không;
– Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tạm giữ khi vi phạm chủ quyền và an ninh quốc gia của Việt Nam; không khắc phục các vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này hoặc không chấp hành các biện pháp xử lý vi phạm; thực hiện hành vi bị cấm liên quan đến hoạt động bay, khai thác tàu bay và vận chuyển hàng không; vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa chuyên chở trong tàu bay; các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bắt giữ tàu bay là biện pháp mà
Chương III của luật quy định về cảng hàng không, sân bay. Theo đó, cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không; cảng hàng không được phân chia thành cảng hàng không quốc tế và cảng hàng không nội địa. Bện cạnh đó, Luật có những quy định chung mang tính chỉ dẫn và những quy định về việc quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lí nhà nước và khai thác hãng hàng không, sân bay tại các mục 3, mục 4 của chương này.
Chương IV của Luật quy định chi tiết về nhân viên hàng không , đó là những người hoạt động liên quan trực tiếp đến bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, khai thác tàu bay, vận chuyển hàng không, hoạt động bay, có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp. Luật quy định về các chức danh công việc, chứng chỉ hành nghề và nguyên tắc trong công việc,
Quy định về hoạt động bay: bao gồm việc quản lý hoạt động bay như tổ chức, sở dụng vùng trời, cấp phép bay, khu vực cấm bay, hạn chế bay, khu vực nguy hiểm, bay trên khu vực đông dân,…
Đảm bảo các hoạt động bay gồm tổ chức và quản lý bảo đảm hoạt động bay và cung cấp hoạt động bay. Tổ chức và quản lý bảo đảm hoạt động bay là việc thiết lập và vận hành hệ thống bảo đảm hoạt động bay, bao gồm việc quy hoạch vùng
Ngoài việc phòng tránh rủi ro, thì Luật còn quy định về việc xử lý rủi ro trong quá trình hoạt động của tàu bay như tìm kiếm cứu nạn, điều tra sự cố, tai nạn hàng không.
Hoạt động vận chuyển hàng không, bao gồm quy định về doanh nghiệp vận chuyển hàng không và khai thác vận chuyển hàng không. Ngoài ra, dựa vào đối tượng được vận chuyển, những điều khoản trong Luật này quy định rất rõ về việc phân loại vận chuyển hàng không.
Tại chương VII của Luật quy định về trách nhiệm dân sự trong hàng không, về trách nhiệm của người vận chuyển, trách nhiệm bồi thường thiệt hại với bên thứ ba ở mặt đất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau. Và tại chương VIII quy định về an ninh hàng không, theo đó an ninh hàng không là việc sử dụng kết hợp các biện pháp, nguồn nhân lực, trang bị, thiết bị để phòng ngừa, ngăn chặn và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, bảo vệ an toàn cho tàu bay, hành khách, tổ bay và những người dưới mặt đất (Điều 190). Và chương IX quy định về hoạt động không chung.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–