Trong giai đoạn hiện này, chúng ta nhận thấy rằng, có rất nhiều nghề liên quan đến pháp luật, chúng ta có thể kể đến những nghề quen thuộc như luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật hay nhiều ngành nghề khác. Chính bởi vì vậy mà bài viết dưới đây cùng nhau tìm hiểu luật gia là gì?
Mục lục bài viết
1. Luật gia là gì?
Luật gia được hiểu cơ bản chính là tất cả những người thực hiện việc nghiên cứu và có những hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực có liên quan đến pháp luật nhưng các chủ thể là luật gia sẽ cần phải có trình độ từ cử nhân trở lên. Các chủ thể là những luật gia không có chứng chỉ hành nghề, ngoài công việc chính của luật gia tại các cơ quan, tổ chức, các luật gia cũng sẽ có thể tham gia hoạt động nghề nghiệp tại Trung tâm trợ giúp pháp lý với vai trò chính là cộng tác viên hoặc là các tư vấn viên, cộng tác viên tại các Trung tâm
Luật gia trên thực tế sẽ chỉ được tham gia vào hoạt động tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, cung cấp dịch vụ pháp lý,
Luật gia sẽ không được thực hiện dịch vụ pháp lý có thu thù lao với tư cách là một cá nhân. Mọi hoạt động của Luật gia đều sẽ cần phải được thông qua nơi cộng tác.
Luật gia sẽ hoạt động theo sự điều chỉnh của Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII thông qua vào ngày 13 tháng 9 năm 2019 và Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 770/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2020.
Hội Luật gia Việt Nam đã được thành lập ngày 04 tháng 4 năm 1955. Hội Luật gia Việt Nam được biết đến là một tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, thống nhất, tự nguyện của các chủ thể là những luật gia trong phạm vi cả nước, Hội Luật gia Việt Nam cũng chính là một trong số những thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như Hội Luật gia Việt Nam sẽ chịu sự quản lý của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tiêu chí quan trọng để các chủ thể có thể trở thành thành viên của hội Luật gia là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành khác nhưng các chủ thể lại có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên, tán thành Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam thì đều có thể được gia nhập Hội.
Trong nhiều năm qua, tại Việt Nam, các luật gia đã và đang đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác trong công cuộc thực hiện các cải cách tư pháp, các luật gia Việt Nam đều hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện các chỉ tiêu kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh tại địa phương nơi mình hoạt động.
Các luật gia Việt Nam cùng với nhiệm vụ quan trọng đó là tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, các luật gia còn có nhiệm vụ đó là tham gia tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn giải quyết khiếu nại và hòa giải ở cơ sở, giám sát và tham gia phản biện chính sách xã hội.
Nhằm mục đích để Hội Luật gia Việt Nam phát huy tốt hơn nữa vai trò và khả năng của mình, ngoài cơ chế nhà nước, chúng ta cũng sẽ cần quan tâm hơn đến các hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam, Nhà nước ta cũng cần phải tạo điều kiện để các chủ thể là những luật gia có thể tham gia sâu hơn trong các hoạt động thực hiện cải cách tư pháp, từ đó thể hiện rõ vai trò cũng như trách nhiệm xã hội của các chủ thể là những luật gia trong đời sống pháp lý ở địa phương, cũng như phát huy vai trò giám sát, phản biện chính sách xã hội. Đây là một trong lĩnh vực quan trọng nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả trong thời gian qua.
2. Cơ cấu tổ chức của Hội Luật gia Việt Nam:
Theo Điều 12 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 770 /QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ thì:
– Hội Luật gia Việt Nam là tổ chức thống nhất trong phạm vi cả nước bao gồm các tổ chức sau đây:
+ Hội Luật gia Việt Nam.
+ Hội Luật gia tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Hội Luật gia cấp tỉnh).
+ Hội Luật gia huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Hội Luật gia cấp huyện).
+ Chi hội Luật gia trực thuộc.
– Pháp luật cũng quy định việc thành lập Hội Luật gia cấp tỉnh, cấp huyện sẽ do cấp có thẩm quyền ra quyết định cho phép thành lập theo quy định của pháp luật.
– Bên cạnh đó thì việc thành lập các Chi hội Luật gia trực thuộc Trung ương Hội do Ban Thường vụ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam quyết định.
– Việc thành lập Chi hội Luật gia trực thuộc Hội Luật gia cấp tỉnh, cấp huyện do Ban Thường vụ Hội Luật gia cùng cấp quyết định.
– Việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các tổ chức của Hội thực hiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 770 /QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, pháp luật cũng đã quy định khá chi tiết về cơ cấu của Hội Luật gia Việt Nam. Việc ban hành quy địinh này nhằm mục đích để đảm bảo được hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam cũng như quyền lợi của các tổ chức thuộc Hội Luật gia Việt Nam.
3. Những điểm khác biệt giữa Luật gia và Luật sư:
Luật gia và Luật sư đều được biết đến là những chức danh dành cho những người đang công tác trong ngành luật. Tuy nhiên, trên thực tế, trong giai đoạn hiện nay, để có thể phân biết giữa 2 chức danh này không phải ai cũng làm được.
– Văn bản điều chỉnh:
+ Luật gia sẽ hoạt động theo sự điều chỉnh của Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 770 /QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Luật sư sẽ chịu sự điều chỉnh của
– Khái niệm:
Luật gia là tất cả những người nghiên cứu và có những hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực có liên quan đến pháp luật nhưng các luật gia đều phải có trình độ từ cử nhân trở lên.
Luật sư được hiểu cơ bản chính là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của
– Điều kiện:
+ Điều kiện để trở thành luật gia: Công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân, đã hoặc đang làm công tác pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập từ 03 năm trở lên.
+ Điều kiện để trở thành luật sư: Theo quy định của pháp luật thì luật sư phải là công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.
– Tổ chức tham gia:
+ Tổ chức tham gia của các chủ thể là luật gia: Hội Luật gia Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức thống nhất, tự nguyện của các luật gia trong cả nước.
+ Tổ chức tham gia của các chủ thể là luật sư: Đoàn luật sư là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
– Quyền và nghĩa vụ trong hoạt động nghề nghiệp:
+ Quyền và nghĩa vụ trong hoạt động nghề nghiệp đối với Luật gia: Luật gia được biết đến là tên gọi khi tham gia làm Hội viên Hội luật gia. Các chủ thể là những luật gia không có chứng chỉ hành nghề, ngoài công việc chính tại các cơ quan, tổ chức, họ có thể tham gia hoạt động nghề nghiệp tại Trung tâm trợ giúp pháp lý với vai trò cộng tác viên hoặc là tư vấn viên, cộng tác viên tại các Trung tâm tư vấn pháp luật.
Việc hoạt động nghề nghiệp này của Luật gia cũng sẽ cần phải tuân theo Luật trợ giúp pháp lý và Nghị định của Chính phủ về hoạt động tư vấn pháp luật.
Luật gia như đã phân tích cụ thể ở bên trên thì sẽ chỉ được tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, dân sự, hành chính, cung cấp dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật căn cứ theo sự phân công của Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc Trung tâm tư vấn pháp luật với tư cách là Bào chữa viên nhân dân, Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên Trợ giúp pháp lý hoặc Tư vấn viên pháp luật.
Luật gia cũng sẽ không được thực hiện dịch vụ pháp lý có thu thù lao với tư cách là một cá nhân. Mọi hoạt động của Luật gia đều cần phải thông qua nơi luật gia đó đang cộng tác.
+ Quyền và nghĩa vụ trong hoạt động nghề nghiệp đối với Luật sư: Các chủ thể là những luật sư sau khi đã có chứng chỉ hành nghề thì sẽ có thể chủ động thực hiện đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân, mở các
Luật sư cũng được biết đến là chủ thể được tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, cung cấp các dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật cho các chủ thể là những khách hàng với tư cách Luật sư. Luật sư cũng sẽ được thỏa thuận thù lao cụ thể với các chủ thể là những khách hàng trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý (trừ đối với vụ án hình sự phải theo quy định của Nhà nước).
Luật sư trong giai đoạn hiện nay được khuyến khích đăng ký trợ giúp pháp lý không thu thù lao hoặc làm cộng tác viên với Trung tâm trợ giúp pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012).
– Quyết định số 770 /QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.