Luật Doanh nghiệp có rất nhiều những Điểm khác biệt so với Luật Doanh nghiệp năm 2014, khắc phục những nhược Điểm và bổ sung thêm những quy định mới để pháp luật về doanh nghiệp thêm một hoàn thiện. Luật doanh nghiệp là gì? Đối tượng của Luật doanh nghiệp?
Mục lục bài viết
1. Luật Doanh nghiệp là gì?
Trước tiên, ta cần hiểu, doanh nghiệp là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.” (
Để ra đời một doanh nghiệp, cần có sự kiện thành lập doanh nghiệp theo những thủ tục luật định, và các chủ thể thành lập cũng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Trong quá trình doanh nghiệp hoạt động, phát sinh các mối quan hệ khác nhau.
Để điều chỉnh các hoạt động từ khi thành lập doanh nghiệp đến khi doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại, thì Luật Doanh nghiệp ra đời. Từ đó, có thể hiểu Luật Doanh nghiệp là tổng thể các quy định pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực doanh nghiệp cụ thể trong hoạt động thành lập doanh nghiệp, hoạt động tổ chức quản lý doanh nghiệp, hoạt động tổ chức loại doanh nghiệp và phá sản, giải thể doanh nghiệp.
2. Đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp:
Tại Điều 2 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp gồm:
– Doanh nghiệp.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp.
3. Điểm mới của Luật Doanh nghiệp:
Bổ sung thêm các trường hợp không được thành lập doanh nghiệp:
Tại Khoản 2 Điều 18 của
Cụ thể,
– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điểm đ, Khoản 2 Điều 17)
– Công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam (trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp) (Điểm c, Khoản 2 Điều 17)
– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự (Điểm g, Khoản 2 Điều 17)
Khái niệm doanh nghiệp nhà nước được thay đổi:
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ(Khoản 8 Điều 4). Còn theo Khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, thì “Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 Luật này.”
Như vậy có sự thay đổi lớn trong hai khái niệm này, việc thay đổi khái niệm này nhằm thực hiện theo mục tiêu cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để phù hợp với thương mại quốc tế
Doanh nghiệp nhà nước phải thành lập Ban Kiểm soát:
Theo Khoản 1 Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2020: Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm soát có từ “01 đến 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát”. Còn theo Luật Doanh nghiệp 2014: bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên hoặc thành lập Ban kiểm soát gồm 03 đến 05 Kiểm soát viên).
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014,, thì doanh nghiệp nhà nước có thể không phải thành lập Ban Kiểm soát, được lựa chọn mô hình có 01 Kiểm soát viên. Tuy nhiên, tại Luật năm 2020 thì thành lập Ban Kiểm soát là yêu cầu bắt buộc, dù Ban Kiểm soát có thể chỉ có 1 người.
Quy định xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt được thay đổi:
Cụ thể tại Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định việc xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt có những sự khác biệt so với luật cũ:
– Trường hợp thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người đại diện. Còn trong Luật năm 2014 thì thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên thông qua người giám hộ.
– Bổ sung theo quy định tại Khoản 8 và Khoản 9 Điều này “Trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì thành viên đó ủy quyền cho người khác thực hiện một số hoặc tất cả quyền và nghĩa vụ của mình tại công ty” và Trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị Tòa án cấm hành nghề, làm công việc nhất định hoặc thành viên công ty là pháp nhân thương mại bị Tòa án cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của công ty thì thành viên đó không được hành nghề, làm công việc đã bị cấm tại công ty đó hoặc công ty tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án.
Thay đổi phạm vi, quyền của cổ đông phổ thông:
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty để có các quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 114 Luật này.
Tuy nhiên, theo Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền của cổ đông phổ thông quy định tại Khoản 2 Điều 115 Luật này.
Như vậy, phạm vi trong quy định này có sự thay đổi khi cổ đông sử hữu từ 10% cổ phần phổ thông xuống 05% cổ phần phổ thông. Và khi phạm vi thay đổi thì quyền của cổ đông, nhóm cổ động cũng có sự khác biệt.
Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh:
Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ quy định trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện luật định (Điều 205)
Bổ sung thêm nghĩa vụ của cổ đông:
Theo đó, bên cạnh việc kế thừa quy định về nghĩa vụ của cổ đông phổ thông tại Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung nghĩa vụ của cổ đông là “Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.”
Bổ sung trách nhiệm của người quản lý công ty cổ phần:
Luật Doanh nghiệp 2020, bổ sung thêm trách nhiệm của người quản lý công ty cổ phần Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 165 Luật Doanh nghiệp 2020 chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho công ty và bên thứ ba (Khoản 2 Điều 165)
Bổ sung trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh:
Theo Khoản 1 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp sau đây:
– Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;
– Chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
– Bị khai trừ khỏi công ty;
– Chấp hành hành phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã kế thừa các quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, đồng thời cũng bổ sung thêm trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh khi “có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” và khi “chấp hành hành phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật”.
Quy định “thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt” được bổ sung thêm:
Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung quy định “thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt” so với Luật Doanh nghiệp 2014 trong các trường hợp:
– Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
– Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.
– Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.
– Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân được thực hiện thông qua người đại diện.
– Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân cho cá nhân, tổ chức khác.
Quy định về công ty TNHH hai thành viên trở lên có những Điểm mới:
– CT TNHH hai thành viên trở lên được quyền phát hành trái phiếu.
– CT TNHH hai thành viên trở lên có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban Kiểm soát
– CT TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước phải công bố thông itn như mô hình công ty cổ phần
Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2020 còn rất nhiều Điểm mới so với Luật Doanh nghiệp 2014.