Người dân có được bán hàng hóa ở vỉa hè không là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Vậy luật buôn bán vỉa hè được quy định như thế nào? Bán vỉa hè có phải nộp thuế không?
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về buôn bán vỉa hè:
Căn cứ Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Đồng thời pháp luật cũng quy định không được thực hiện các hành vi sau đây trên đường phố:
– Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
– Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
– Thả rông súc vật trên đường bộ;
– Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
– Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
– Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác gây cản trở người tham gia giao thông;
– Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
– Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
– Hành vi khác gây cản trở giao thông.
Theo đó, lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông và không được họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ.
Tuy nhiên, Căn cứ khoản 4 Điều 1
– Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trường hợp này:
+ Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày;
+ Trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải (đối với đường quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa phương) chấp thuận.
– Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình. Trường hợp này:
+ Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;
+ Trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ.
– Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình. Trường hợp này, thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;
– Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội. Trường hợp này thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá thời gian tổ chức hoạt động văn hóa đó;
– Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình. Trường hợp này thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Mặc dù không được buôn bán hàng hóa ở vỉa hè (bày bán hàng hóa cố định tại một chỗ) nhưng pháp luật vẫn cho phép cá nhân hoạt động thương mại trong buôn bán rong. Thực hiện các dịch vụ như: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh chụp ảnh,…không có địa điểm cố định. Điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định
2. Bán vỉa hè (bán hàng rong) có phải nộp thuế không?
2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Như đã phân tích ở mục trên, hoạt động bán hàng ở vỉa hè (bán hàng cố định một chỗ) là hành vi vi phạm pháp luật, chỉ được phép bán hàng rong khi cá nhân hoạt động thương mại trong buôn bán rong. Đối với hoạt động kinh doanh bán hàng rong khi cá nhân hoạt động thương mại trong buôn bán rong không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, thế nên cá nhân hoạt động thương mại trong buôn bán rong không đăng ký kinh doanh thì không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.2. Lệ phí môn bài:
Căn cứ Điều 2
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
– Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
– Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức trên
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Theo đó, khi thực hiện hoạt động kinh doanh tạo ra thu nhập, hoạt động kinh doanh có thực hiện đăng ký kinh doanh hay không đăng ký kinh doanh thì người tiến hành hoạt động kinh doanh (cá nhân hoạt động thương mại trong buôn bán rong) vẫn phải tiến hành nộp lệ phí môn bài.
Điều 3
– Hoạt động kinh doanh buôn bán rong có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
– Hoạt động kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
– Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu cá nhân hoạt động thương mại trong Buôn bán rong ra hoạt động kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12).
Như vậy, cá nhân hoạt động thương mại trong buôn bán rong (không đăng ký kinh doanh) sẽ phải nộp lệ phí môn bài khi:
– Có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở lên và phải nộp bắt đầu từ năm thứ 02 kinh doanh
– Hoạt động kinh doanh thường xuyên.
2.3. Thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng:
Căn cứ Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về nguyên tắc tính thuế, Điều này quy định cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải thực hiện nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Các cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp phải hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
Dựa trên những quy định trên thì cá nhân kinh doanh mà có doanh thu từ hoạt động kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu trở xuống sẽ không phải thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
Theo đó, cá nhân hoạt động thương mại trong buôn bán rong mà có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên trong năm dương lịch thì sẽ phải thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng cho nhà nước.
Cách xác định thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng đối với cá nhân hoạt động thương mại trong buôn bán rong phải nộp như sau:
– Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT.
– Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN.
Trong đó:
Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN: đối với cá nhân hoạt động thương mại trong buôn bán rong là (trường hợp thuộc diện chịu thuế):
–Doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ:
+ Tiền bán hàng;
+ Tiền gia công;
+ Tiền hoa hồng;
–Tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả:
+ Khoản thưởng;
+ Hỗ trợ đạt doanh số;
+ Khuyến mại;
+ Chiết khấu thương mại;
+ Chiết khấu thanh toán;
+ Chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền;
– Các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định;
– Các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN);
– Doanh thu khác mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN: theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định
– Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài;
–
– Luật Giao thông đường bộ 2008;
– Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài;
– Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế GTGT, thuế TNCN với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.