Trong giao dịch dân sự có quy định về việc lừa dối đó là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về nội dung giao dịch giữa các bên với nhau, trong Bộ luật dâ sự cũng quy định rõ về hành vi này. Cùng tìm hiểu về khái niệm, phân biệt giao dịch vô hiệu do giả tạo và do bị lừa dối
Mục lục bài viết
1. Lừa dối trong giao dịch dân sự là gì?
Định nghĩa về lừa dối trong giao dịch dân sự là một khái niệm nhằm chỉ các hành vi cố ý của một bên với mục đích làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể tính chất đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 127
Theo đó nên sự lừa dối có thể đến từ một bên của giao dịch hay sự lừa dối đó có thể là do người thứ ba khiến cho một bên của giao dịch sẽ hình dung sai về đối tượng xác lập và có thể gây thiệt hại cho bên bị lừa dối đối trên thực tế. Ví dụ An bán cho Ba lô quần áo chất lượng kém do nước ngoài sản xuất nhưng nhãn mác lại gắn là hàng Việt Nam chất lượng cao và bán giá cao hơn.
2. Phân biệt giao dịch vô hiệu do giả tạo và do bị lừa dối:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật sư: Phân biệt năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật của pháp nhân. Phân biệt giao dịch dân sự do giả tạo với giao dịch do lừa dối hoặc đe dọa.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, phân biệt năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật của pháp nhân
Năng lực pháp luật của pháp nhân:
Theo quy định tại Điều 86
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là tổng hợp những quyền, nghĩa vụ mang tính khách hàng được pháp luật quy định. Những quyền, nghĩa vụ này không quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015, mà được quy định tại các văn bản pháp luật chuyên biệt về loại hình pháp nhân đó, trong quyết định thành lập và Điều lệ của pháp nhân.
Năng lực pháp luật dân sự phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập hợp pháp và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. Thời điểm thành lập pháp nhân và thời điểm chấm dứt pháp nhân được xác định theo quy định của pháp luật quy định về thành lập và chấm dứt pháp nhân đó và các quy định tại Điều 85 và 99 Bộ luật dân sự 2015.
Năng lực hành vi của pháp nhân đó là gồm những quyền và bên cạnh đó cũng sẽ có các nghĩa vụ dân sự cụ thể, mang tính chủ quan của mỗi pháp nhân phát sinh trên cơ sở năng lực hành vi của mỗi pháp nhân. Như vậy, có thể thấy Bộ luật dân sự không đề cập tới năng lực hành vi của pháp nhân nhưng được hiểu là năng lực hành vi của pháp nhân do người đại diện thực hiện phát sinh, chấm dứt cùng thời điểm phát sinh, chấm dứt năng lực pháp luật, tức là năng lực hành vi tồn tại tương ứng với năng lực pháp luật.
Cụ thể, tại Điều 86 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:
Pháp nhân tham gia các giao dịch thông qua người đại diện của pháp nhân. Không phải trong mọi trường hợp, tất cả các thành viên của pháp nhân đều tham gia giao dịch. Mọi hoạt động của pháp nhân được tiến hành thông qua hành vi của người đại diện của pháp nhân; đó là người đại diện theo pháp luật (hay đại diện đương nhiên) và đại diện theo ủy quyền. Hành vi của người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của bản thân cá nhân người đại diện, mà làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân. Người đại diện tham gia các giao dịch nhân danh pháp nhân.
Thứ hai, phân biệt giao dịch dân sự do giả tạo với giao dịch do bị lừa dối, đe dọa.
Điều 124 Bộ luật dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.
” Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”
Giao dịch dân sự giả tạo đặc biệt hơn so với các loại dân sự khác là khi các chủ thể tham gia giao dịch dân sự đều chấp nhận xác lập giao dịch song lại không thể hiện đúng ý chí và mong muốn của bản thân mình (có sự từ nguyện thực hiện giao dịch nhưng không thống nhất ý chí với nhau ).
Ví dụ: A cho B thuê đất giá là 15.000.000 đồng/tháng, tuy nhiên khi tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng thuê, B có bảo A là ghi giá bán trên hợp đồng là 5.000.000/tháng đồng để được giảm thuế và A đã ghi trong hợp đồng giá thuê là 5.000.000 đồng /tháng. Theo ví dụ trên thì hợp đồng cho thuê đất giữa A và B là giao dịch dân sự vô hiệu do trốn tránh nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Điều 127 Bộ Bộ luật dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa.
“Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”
Lừa dối là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó. Còn đe dọa là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm bên kia sợ hãi phải xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Ví dụ: A bắt cóc con trai của B và yêu cầu B làm hợp đồng tặng cho A 100 triệu đồng, nếu B không làm hợp đồng và không ký thì A sẽ giết con của B. Vì lo lắng cho tính mạng con trai, B đã lập và ký hợp đồng tặng cho A 100 triệu đồng và đưa tiền cho A. Theo ví dụ trên thì giao dịch giữa A và B vô hiệu do A đe dọa B.
3. Hậu quả pháp lý của hành vi lừa dối trong giao dịch dân sự:
Căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, một trong những điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực là chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện trong các trường hợp cụ thể
Theo đó, trong các trường hợp nếu như xuất hiện yếu tố không tự nguyện nói chung và hành vi lừa dối trong xác lập giao dịch dân sự nói riêng và giao dịch dân sự đó sẽ không có hiệu lực trên mặt pháp lý và trên thực tế. Cụ thể hóa vấn đề này, Tại Điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng Quy định về điều này đó là “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.”
Có thể kết luận trong trường hợp có sự lừa dối trong giao dịch dân sự, và các bên có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch được xác lập đó là giao dịch vô hiệu.
4. Bảo vệ quyền lợi của các bên khi giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối:
Căn cứ theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và trong các Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả hay Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó, Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường hay Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
Như vậy, đối với trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý cụ thể như sau:
Thứ nhất, Giao dịch dân sự sẽ không phát sinh hiệu lực
Thứ hai, Các bên khôi phục lại trạng thái trước khi xác lập giao dịch, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận
Thứ ba đó là quy định về Bên có lỗi, cụ thể ở đây là bên có hành vi lừa dối sẽ phải bồi thường cho bên bị lừa dối.
Qua đó có thể thấy quy định của pháp luật hiện hành được xây dựng đã cố gắng bảo đảm tốt nhất quyền lợi của các bên trong việc xác lập giao dịch dân sự, cụ thể ở đây là ý chí tự nguyện theo quy định.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ Luật Dân sự 2015.