Lựa chọn nơi đóng bảo hiểm xã hội. Đóng bảo hiểm xã hội ở đơn vị mới, thủ tục để đóng bảo hiểm ở chỗ làm mới.
Lựa chọn nơi đóng bảo hiểm xã hội. Đóng bảo hiểm xã hội ở đơn vị mới, thủ tục để đóng bảo hiểm ở chỗ làm mới.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi văn phòng luật Dương Gia, Hiện nay tôi đứng giám đốc công ty cổ phần (từ năm 2011), tuy nhiên năm 2014, công ty gặp khó khăn, không thể tiếp tục kinh doanh. Hiện tôi và các cổ đông khác đều làm công việc riêng. Công ty cổ phần đó chưa thể làm thủ tục giải thể, vậy tôi muốn làm thủ tục để đóng bảo hiểm ở chỗ làm mới có được không, nếu được thì thủ tục thực hiện như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 21 “Bộ luật lao động 2019” quy định về Giao kết
“Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Theo quy định trên, bạn có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định như sau:
– Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
– Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
– Đối với trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc trong trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộcthì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
– Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
– Khi đó, người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung nội dung về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc trong hợp đồng lao động theo quy định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ – BHXH quy định:
“Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất”
Như vậy, nếu bạn đồng thời làm việc và hưởng tiền lương, tiền công từ 02 công ty trở lên, thì đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ở nơi giao kết hợp đồng lao động đầu tiên và đóng bảo hiểm y tế tại nơi giao kết hợp đồng lao động có mức tiền lương, tiền công cao nhất. Công ty còn lại sẽ có trách nhiệm trả phần nghĩa vụ của mình về các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vào lương hàng tháng cho người lao động.
Nếu muốn tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty mới thì bạn phải nghỉ việc ở công ty cũ và làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm ở công ty cũ. Sau khi được trả sổ bảo hiểm ở công ty cũ thì bạn nộp sổ bảo hiểm và đề nghị tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty mới.