Nước ta có một nền ẩm thực phong phú đa dạng, theo đó dịch vụ kinh doanh nhà hàng ẩm thực cũng ngày càng được mở rộng và phát triển. Vậy câu hỏi đặt ra: Nhà hàng ẩm thực nên lựa chọn loại hình kinh doanh nào?
Mục lục bài viết
1. Nhà hàng ẩm thực nên lựa chọn loại hình kinh doanh nào?
Hiện nay có thể thấy, nhu cầu mở các nhà hàng ẩm thực đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên nhiều người đặt ra câu hỏi: Nhà hàng ẩm thực thì nên lựa chọn loại hình kinh doanh nào? Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện nay, khi bạn muốn mở nhà hàng kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực thì bạn có thể lựa chọn một trong các loại hình kinh doanh sau đây:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn, có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
– Công ty cổ phần;
– Công ty hợp doanh.
– Doanh nghiệp tư nhân hoặc thậm chí là các hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Nhìn chung thì có thể thấy, cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực được xem là cơ sở chế biến thức ăn và đồ uống mang đi, hoặc khách hàng có thể dùng tại chỗ, bởi những nhà hàng kinh doanh dịch vụ ẩm thực thường có một không gian rộng rãi để đón tiếp khách hàng ngồi ăn uống và hưởng thụ. Tại các cơ sở nhà hàng ẩm thực này có thể hoạt động dưới nhiều loại hình khác nhau, có thể là cửa hàng ẩm thực, nhà hàng ẩm thực, quầy hàng ẩm thực … tiệm ăn uống nhỏ các quán ăn nhỏ, các cơ sở chế biến các suất ăn sẵn, căng tin hoặc bếp ăn tập thể … Trong đó thì có thể thấy, nhà hàng ẩm thực là một loại hình phổ biến nhất.
Đối với các chủ thể chỉ có mong muốn mở một tiệm ăn nhỏ để kinh doanh thì bạn có thể lựa chọn loại hình hộ kinh doanh cá thể theo quy định của pháp luật. Bởi vì nhìn chung thì các quán ăn và các tiệm ăn nhỏ như thế này chỉ được sử dụng dưới 10 lao động theo quy định của pháp luật về lao động và có nhiều lợi thế ưu đãi về thuế, các trách nhiệm của những chủ thể này cũng nhẹ nhàng hơn so với các quy định thành lập loại hình công ty hoặc doanh nghiệp. Còn nếu như bạn là một người có kế hoạch và muốn mở các chuỗi nhà hàng quán ăn, hoạt động dưới hình thức những mô hình nhà hàng lớn và có mong muốn mở rộng phạm vi ra nhiều tỉnh thành phố, thì hình thức mà bạn nên chọn đối với nhà hàng ẩm thực đó là doanh nghiệp hoặc công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống. Trước tiên thì bạn có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh với hình thức hộ kinh doanh. Sau khi đã đủ vốn và có khả năng về kinh tế, tham khảo được các nguồn lực trên thị trường và nhận thấy rằng tình hình kinh doanh thuận lợi, nay mong muốn mở rộng và phát triển chuỗi nhà hàng thì sẽ chuyển đổi thành doanh nghiệp.
Như vậy thì có thể thể thấy, đối với câu hỏi: Nhà hàng ẩm thực nên lựa chọn loại hình kinh doanh nào? Để trả lời được vấn đề này thì sẽ dựa vào quan điểm của từng người. Với những chủ thể có nguồn vốn lớn và mong muốn mở rộng kinh doanh các chuỗi nhà hàng ẩm thực trên phạm vi rộng, thì nên lựa chọn loại hình công ty theo như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên đối với những chủ thể chưa có khả năng về kinh tế, thì có thể hình thành ban đầu dưới mô hình hộ kinh doanh.
Vì thế cho nên, phụ thuộc hoàn toàn vào quy mô hoạt động và quỹ tài chính dự định cũng như khả năng quản lý và người chủ nhà hàng đó có thể lựa chọn thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh sao cho phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của mình.
2. Quy định về các mã ngành, nghề khi kinh doanh nhà hàng:
Nhìn chung thì khi thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập các hộ kinh doanh theo như phân tích ở trên để thực hiện hoạt động kinh doanh loại hình nhà hàng ẩm thực, thì chủ nhà hàng nên lựa chọn đăng ký tích hợp ngành nghề kinh doanh nhà hàng cùng với các mã ngành nghề kinh doanh khác có liên quan sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Có thể tham khảo việc đăng ký tích hợp 4 mã ngành nghề kinh doanh theo bản dưới đây:
Mã ngành, nghề kinh doanh | Tên mã ngành, nghề kinh doanh |
5610 | Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động |
5621 | Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng |
5629 | Dịch vụ ăn uống khác |
5630 | Dịch vụ phục vụ đồ uống |
Trường hợp thành lập doanh nghiệp thì bắt buộc phải điền mã ngành nghề kinh doanh cấp 4 được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Trường hợp thành lập hộ kinh doanh thì chủ nhà hàng có thể thực hiện ghi nhận chi tiết nội dung hoạt động kinh doanh mà không bắt buộc phải điền mã ngành nghề theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, chủ nhà hàng có thể xem xét lựa chọn việc đăng ký ngành, nghề kinh doanh như thành lập doanh nghiệp.
3. Điều kiện để tiến hành hoạt động kinh doanh nhà hàng ẩm thực:
Nhìn chung thì có thể thấy, để tiến hành hoạt động kinh doanh nhà hàng ẩm thực thì cần phải đáp ứng được các điều kiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, nhà hàng ẩm thực phải đảm bảo được các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Căn cứ theo quy định Thông báo 87/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về
– Nhà hàng và bếp ăn trong nhà hàng phải được bố trí một cách đảm bảo để không chồng chéo giữa các sản phẩm chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biến gây ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng;
– Nhà hàng ẩm thực phải có lượng nước đạt tiêu chuẩn và đạt chất lượng, có lượng nước vừa đủ để phục vụ cho việc chế biến và kinh doanh nhà hàng ẩm thực;
– Nhà hàng phải có cống rảnh ở các khu vực nhà bếp phục vụ cho quá trình thông thoát, và đảm bảo không xảy ra hiện tượng ứ đọng;
– Nhà hàng phải thoáng và đảm bảo quy định về ánh sáng, phải mát và duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, đồng thời có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại có thể phát triển trong khu vực nhà hàng, đặc biệt là trong quầy ăn;
– Có thiết bị bảo quản thực phẩm và vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để thu dọn rác và chất thải hằng ngày;
– Người đứng đầu đơn vị nhà hàng ăn uống phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm, ngoài ra thì còn phải có dụng cụ nấu nướng và chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật;
– Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch và giữ khô, tuân thủ đầy đủ quy định về sức khỏe, và đáp ứng được về mặt kiến thức, thực hành của người trực tiếp sản xuất và kinh doanh hoạt động nhà hàng ẩm thực.
Thứ hai, nhà hàng ẩm thực phải đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Căn cứ theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, cụ thể như sau:
STT | Danh mục cơ sở / Cơ quan quản lý | Quy mô |
Danh mục cơ sở | ||
1 | Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy. | Trường hợp không thuộc Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ. |
2 | Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ.
| Có tổng diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. |
Cơ quan quản lý | ||
3 | Cơ quan Công an quản lý.
| Có tổng diện tích kinh doanh từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3. |
4 | Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
| Có diện tích kinh doanh dưới 300 m2 và có khối tích dưới 1.000 m3. |
Riêng đối với nhà hàng có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên sẽ thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy. |
4. Trình tự và thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ ẩm thực:
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật, nhìn chung thì bộ hồ sơ sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau đây:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);
– Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
– Bản sao hợp lệ của quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;
-Bản sao hợp lệ của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật;
– Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đó là Phònh đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở kế hoạch và đầu tư. Sau khi nhận bộ hồ sơ thì chủ thể có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét hồ sơ. Trong thời hạn luật định đó là 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, thì Phònh đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành hoạt động cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho chủ thể có nhu cầu. Đối với trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cần phải tiến hành thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết, trong thông báo phải nêu rõ lý do chính đáng. Nếu nhận thấy hồ sơ thiếu giấy tờ thì cần phải hướng dẫn các chủ thể bổ sung giấy tờ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 3: Các chủ thể đến nhận kết quả theo như giấy hẹn. Sau đó thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành hoạt động công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự và thủ tục phù hợp với pháp luật, chủ thể có nhu cầu sẽ tiến hành hoạt động trả phí và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông báo 87/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
– Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
– Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.