Lừa bán xe để chiếm đoạt tài sản. Cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trách nhiệm hình sự đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Lừa bán xe để chiếm đoạt tài sản. Cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trách nhiệm hình sự đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có người anh rể ở cạnh nhà, cho tôi biết là có 1 người quen biết làm trong sở giao thông huyện cầu mói bán ra 1 chiếc xe sipo giá 12 triệu và anh rể tôi với chị tôi đã đề nghị tôi nên mua nếu không mua mà xe bị bán cho người khác thì uổng lắm. Tôi thì mê xe và hơi liều nên mua. Sau đó anh rể tôi mới nói tôi đưa trước 2 triệu rồi lấy xe về, sau đó đưa thêm 4 triệu để lấy giấy tờ, việc xong hết thì đưa số còn lại. Tôi nghe vậy nên đã đưa cho anh rể tôi 2 triệu với 50 ngàn đồng nói là anh cứ làm giấy đứng tên anh đi, xong hết thì sang tên lại cho em. Nhưng mới mấy ngày thì nghe tin anh rể tôi bị công an bắt và từ đó tới giờ không thấy xe đâu hết, cũng không trả lại tiền. Tôi xin hỏi đó có phải là lừa gạt không và như vậy có bị xử phạt gì không? Rất mong được hồi đáp.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009:
“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.
Về khách quan, phải có hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568
Trong trường hợp của bạn, anh rể bạn đã đề nghị bạn mua chiếc xe sipo với giá 12 triệu, đưa trước 2.000.000 đồng để lấy xe về, sau đó đưa thêm 4.000.000 đồng để lấy giấy tờ, việc xong hết thì đưa số còn lại. Bạn đã đưa cho anh rể bạn 2.050.000 đồng, vài ngày sau thì anh rể bạn bị bắt và từ đó tới giờ không thấy xe đâu hết, cũng không trả lại tiền.
Để xác định được hành vi của anh rể bạn có cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không thì cần xác định được mục đích của anh rể bạn là đề nghị bạn đưa tiền với mục đích chiếm đoạt hay với mục đích làm trung gian mua bán. Mục đích này sẽ do cơ quan điều tra xác minh, làm rõ. Do bạn đã đưa cho anh rể bạn 2.050.000 đồng nên nếu mục đích của anh rể bạn là nhằm chiếm đoạt số tiền 12 triệu đồng thì anh rể bạn sẽ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.