Khi người điều khiển phương tiện giao thông tham gia giao thông muốn xin vượt xe phía trước thì phải tuân thủ những quy định nhất định. Vậy lỗi vượt xe bên phải của xe máy bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Lỗi vượt xe bên phải của xe máy bị xử phạt như thế nào?
1.1. Quy định khi xin vượt:
Điều 14 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ quy định về vượt xe, Điều này quy định vượt xe như sau:
– Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; ở trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
– Xe xin vượt chỉ được vượt khi mà không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều ở trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
– Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn thì người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, phải đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
– Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ những trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
+ Khi xe phía trước đang có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
+ Khi xe điện đang chạy ở giữa đường;
+ Khi xe chuyên dùng đang làm việc ở trên đường mà không thể vượt bên trái được.
– Không được vượt xe khi có một trong những trường hợp sau đây:
+ Không bảo đảm các điều kiện để được vượt (được vượt khi mà không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều ở trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải);
+ Trên cầu hẹp chỉ có một làn xe;
+ Đường vòng, đầu dốc và những vị trí có tầm nhìn hạn chế;
+ Nơi có đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
+ Khi điều kiện thời tiết hoặc là đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
+ Xe được quyền ưu tiên mà đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Theo đó, khi xin vượt thì người điều khiển phương tiện giao thông xin vượt phải vượt về bên trái và chỉ được vượt khi mà không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều ở trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải, trừ những trường hợp sau đây người điều khiển phương tiện giao thông xin vượt được phép vượt bên phải:
+ Khi xe phía trước đang có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
+ Khi xe điện đang chạy ở giữa đường;
+ Khi xe chuyên dùng đang làm việc ở trên đường mà không thể vượt bên trái được.
Như vậy, trừ các trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông xin vượt được phép vượt bên phải vừa nêu trên thì người điều khiển phương tiện giao thông xin vượt phải vượt về bên trái, nếu như không thuộc trường hợp được phép vượt bên phải mà người điều khiển phương tiện giao thông xin vượt vẫn cố tình vượt bên phải thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
1.2. Xử phạt khi xe máy vượt bên phải:
Như đã phân tích ở mục trên, nếu như không thuộc trường hợp được phép vượt bên phải mà người điều khiển phương tiện giao thông xin vượt vẫn cố tình vượt bên phải thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Điểm h khoản 3 Điều 6
Như vậy, nếu như không thuộc trường hợp được phép vượt bên phải mà người điều khiển phương tiện giao thông là xe máy xin vượt vẫn cố tình vượt bên phải thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
2. Người có thẩm quyền xử phạt có được tạm giữ xe máy khi có hành vi vượt xe bên phải:
Theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bổ sung 2020 quy định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính, Điều này quy định trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người mà có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong những loại giấy tờ theo thứ tự là giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc những giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi mà cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu như cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính mà thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu như tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì sẽ có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mà theo quy định trên đã nêu, đối với lỗi xe máy vượt bên phải chỉ có hình thức phạt tiền, thế nên người có thẩm quyền xử phạt lỗi xe máy vượt bên phải hoàn toàn có thể tạm giữ xe máy của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có lỗi vượt bên phải cho đến khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có lỗi vượt bên phải chấp hành xong quyết định xử phạt, tuy nhiên việc tạm giữ xe máy của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có lỗi vượt bên phải chỉ được thực hiện nếu người điều khiển phương tiện là xe máy vi phạm không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến xe.
Thêm nữa, khoản 1 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bổ sung 2020 cũng đã có quy định việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính sẽ chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
– Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trong trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ để thực hiện xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bổ sung 2020;
– Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu như không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
– Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định.
Như vậy, người có thẩm quyền xử phạt lỗi xe máy vượt bên phải chỉ được tạm giữ xe máy của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có lỗi vượt bên phải để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt lỗi xe máy vượt bên phải. Lưu ý rằng, thời hạn tạm giữ xe máy khi người điều khiển có lỗi vượt bên phải là không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ. Trong trường hợp vụ việc phải thực hiện chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ xe máy của người điều khiển phương tiện có lỗi vượt phải là không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP;
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bổ sung 2020.