Lỗi là một trong những căn cứ để tiến hành xử lý hình sự. Tuy nhiên nếu xác định sai lỗi sẽ làm ảnh hưởng đến quyết định của Tòa án và gây ra các hậu quả có thể với một hoặc nhiều người với quyết định sai đó. Lỗi vô ý là gì? Một số vấn đề lưu ý về lỗi vô ý do quá tự tin. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Lỗi vô ý là gì?
Lỗi vô ý được hiểu là lỗi của một người trong đó chủ thể không lựa chọn hành vi phạm tội nhưng trên thực tế đã gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Lỗi vô ý do quá tự tin được hiểu là những hành động của người phạm tội khi thực hiện hành vi đã thấy được việc làm của mình có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng họ cứ hành động vì tin vào khả năng, sức lực, trình độ, kinh nghiệm của mình, cũng như nhận định chủ quan về hoàn cảnh thực tế và theo đó họ vô ý do quá tự tin khi cho rằng có thể ngăn chặn được hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu nó xảy ra.
2. Một số vấn đề lưu ý về lỗi vô ý do quá tự tin:
– Về lý trí thì ở lỗi này người phạm tội nhận thực được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở chỗ thấy trước hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra. Xét ở điểm này lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin và lỗi cố ý có sự giống nhau là đều thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên, sự giống nhau này chỉ có tình tương đối. Trong sự giống nhau vẫn có điểm khách biệt. Cụ thể:
+ Lý trí của người phạm tội ở trường hợp vô ý vì quá tự tin thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra nhưng động thời lại cho rằng hậu quả đó không xảy ra và mặc cho hậu quả đó có thể xảy ra.Theo đó có thể thấy họ thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội ở đây chỉ mang tính cân nhắc đến khả năng hậu quá đó xảy ra hay không và kết quả người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu quả đó xảy ra.
+ Đối với người phạm tội ở trường hợp này thì tùy theo trên thực tế có thể có khả năng hậu quả có thể xảy ra và khả năng hậu quả không thể xảy ra đều là khả năng thực tế nhưng người phạm tội đã tin vào khả năng hậu quả không thể xảy ra khi xử sự. Như vậy nên người phạm tội đã không nhận thực một cách đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của họ.
Về ý chí thì trong trường hợp này người phạm tội không mong muốn hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, thế nhưng sự không mong muốn này có điểm khác so với sự không mong muốn ở trường hợp cố ý gián tiếp cụ thể đó là:
+ Nếu trường hợp cố ý gián tiếp người phạm tội không mong muốn nhưng đã chấp nhận hậy quả xảy ra khi lựa chọn và thực hiện hành vi thì ở trường hợp lỗi vô ý vì quá tự tin, sự không mong muốn hậu quả của người phạm tội gắn liền với người đó đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra.
+ Sự cân nhắc, tính toán này có thể dựa vào những căn cứ tin tưởng và sự khéo léo, sự hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ kỹ thuật của mình hoặc tin vào những tình tiết khách quan khác bên ngoài.
Ví dụ: Xét vụ xe khách bị lũ cuốn trôi gây hậu quả nghiêm trọng tại Hà Tĩnh năm 2010. Ở đây ta có thể thấy lỗi vô ý do quá tự tin cho người lái xe. Ông ta đã không lường trước được tốc độ và sức mạnh của cơn lũ cho rằng xe vẫn có thể kịp băng qua và không được sự khuyến cáo hay ngăn chặn của các cơ quan chức năng. Trước đó tổ cảnh sát chịu trách nhiệm chặn xe trên tuyến đường này đã rút đi khi cho rằng không còn xe nào lưu thông nữa. Đây cũng có thể xét vào lỗi vô ý do quá tự tin.
3. Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý do quá tự tin:
3.1. Lỗi cố ý gián tiếp:
– Về lý trí: Người phạm tội họ đủ nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và họ cũng thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
– Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra trong các trường hợp có hậu quả xảy ra trên thực tế. Nghĩa là hậu quả xảy ra không phù hợp với mục đích phạm tội của họ. Nhưng bên cạnh đó để thực hiện mục đích này, người phạm tội chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra.
Ví dụ: Gia đình ông A trong lúc thi công đổ mái nhà đã làm rơi một ván gỗ xuống dưới đường dẫn tới anh B bị tử vong do vô tình đi ngang qua đó và bị ván gỗ rơi trúng người. Dù biết nhà gần đường và có nhiều người qua lại nhưng ông A không làm biện pháp phòng tránh nào dẫn tới hậu quả anh B tử vong. Hành vi của ông A là hành vi cố ý gián tiếp để mặc hậu quả xảy ra dù đã biết trước.
3.2. Lỗi vô ý vì quá tự tin:
Lỗi vô ý vì quá tự tin được hiểu là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được và lỗi vô ý vì quá tự tin có đặc điểm cụ thể như sau:
– Về lý trí: Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở việc họ thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra.
– Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội và Sự không mong muốn này thể hiện ở việc người thực hiện hành vi phạm tội cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc ngăn ngừa được dựa trên sự cân nhắc, phán đoán trước khi thực hiện hành vi. Theo đó, hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra và nằm ngoài dự tính của họ.
Ví dụ: Khi phẫu thuật cho bệnh nhân, bác sĩ Lê sỹ An vì quá tự tin vào khả năng của mình nên cho rằng đây là một ca dễ, ông đã tự làm mà không mời thêm chuyên gia nào để hội chuẩn trước khi phẫu thuật dẫn tới hậu quả bệnh nhân đã tử vong do mất máu quá nhiều. Hành vi của bác sĩ An đã vô ý gây ra cái chết cho bệnh nhân do sự tự tin của mình, tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng cho rằng mình có thể ngăn được nên chủ quan đối với trường hợp này nên đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đó là làm chết người.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Bộ Luật hình sự 2015