Khi tham gia ký kết hoặc đàm phán hợp đồng thương mại các bên trong hợp đồng có thể gặp một số lỗi gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên. Vậy các lỗi thường gặp khi đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại bao gồm những gì?
Mục lục bài viết
1. Lỗi thường gặp khi đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại
Khi tiến hành việc soạn thảo hợp đồng thương mại các doanh nghiệp sẽ gặp một số các lỗi thường gặp liên quan đến đàm phán, ký kết hợp đồng như sau:
1.1. Hình thức của hợp đồng:
+ Có thể thấy hình thức hợp đồng là một trong những yêu cầu quan trọng để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng, trong trường hợp pháp luật có yêu cầu về hình thức của hợp đồng phải được lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực; hoặc trường hợp phải tiến hành đăng ký, xin phép thì cần phải tuân thủ những quy định này.
+ Ngoài ra trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng bắt buộc phải được công chứng, chứng thực thì các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng cần phải tiến hành công chứng, chứng thực hợp đồng đó.
1.2. Nội dung của hợp đồng:
Xét về nguyên tắc thì nội dung của hợp đồng chính là sự tự thỏa thuận của các bên dựa trên nguyên tắc tự do, bình đẳng và thiện chí với nhau, tuy nhiên cần lưu ý các nội dung thỏa thuận không được phép trái các quy định của pháp luật, đạo đức xã hội.
Như vậy, có nghĩa là các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận các nội dung trong hợp đồng tuy nhiên bị ràng buộc về mặt pháp lý phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật cũng như về đạo đức xã hội. Cụ thể bao gồm: Việc đảm bảo cho đối tượng của hợp đồng chính là những loại hàng hóa mà pháp luật không cấm; Việc tham gia giao dịch giữa hai bên mua và bán là hoàn toàn tự nguyện; Bên cạnh đó cần đảm bảo về người tham gia hợp đồng phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
1.3. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân:
Căn cứ theo quy định tại Điều 19, 20 và 21 của Bộ luật Dân sự năm 2015 xác định một người có độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Như vậy, có thể hiểu người nào có độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên mới có thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Còn đối với các trường hợp người chưa đủ 18 tuổi tham gia việc xác lập, giao kết và thực hiện một giao dịch dân sự thì cần phải có người đại diện của những người này đồng ý.
Cần lưu ý đối với trường hợp người đã đủ 18 tuổi tuy nhiên lại mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất năng lực hành vi dân sự thì cũng không được tự mình giao kết, xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự mà bắt buộc phải có người đại diện theo pháp luật. Tương tự đối với trường hợp người từ 06 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng cần phải có người đại diện theo pháp luật thực hiện thay các giao dịch dân sự.
1.4. Năng lực hành vi dân sự của pháp nhân:
Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời điểm để một tổ chức, doanh nghiệp hoặc pháp nhân được xem là có đầy đủ năng lực hành vi dân sự kể từ thời điểm tổ chức, doanh nghiệp hoặc pháp nhân đó được thành lập và được thừa nhận sự tồn tại về mặt pháp lý trong một số trường hợp như: doanh nghiệp đó đã được cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập hoặc ngày mà theo quy định của pháp luật tiến hành việc khai trương hoặc đăng ký thì mới được coi là thành lập.
Cũng theo quy định của Bộ luật dân sự thời điểm thành lập của pháp nhân cũng chính là thời điểm xác lập năng lực pháp luật dân sự và thời điểm chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân cũng chính là thời điểm mà pháp nhân đó chấm dứt hoạt động. Điều này có nghĩa rằng là chỉ khi được thành lập và được pháp luật công nhận thì pháp nhân đó mới có đầy đủ năng lực dân sự, có quyền thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với các quy định về hoạt động của pháp nhân đó.
1.5. Đại diện cho tổ chức, pháp nhân và đại diện theo ủy quyền:
Vấn đề về đại diện được xem là một trong những nội dung quan trọng liên quan trực tiếp đến vị trí pháp lý của các bên và hiệu lực của hợp đồng thương mại. Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định rõ về vấn đề người đại diện phải là những người có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định của
Vì vậy khi tiến hành tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại thì các bên trong hợp đồng cần phải chú ý đến địa vị pháp lý của những người được đại diện theo ủy quyền, phạm vi ủy quyền để tránh các trường hợp có tranh chấp trong trường hợp người ký kết hợp đồng lại không đúng thẩm quyền, vượt quá thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi được ủy quyền theo quy định.
2. Một số lưu ý khác khi thực hiện việc giao kết hợp đồng thương mại:
Thứ nhất, về giải thích các thuật ngữ: Hợp đồng thương mại là một loại hợp đồng đặc biệt bởi nó không chỉ chịu sự điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam mà còn được điều chỉnh bởi pháp luật quốc tế, các điều ước quốc tế, thói quen thương mại, tập quán,… Đây là loại đồng mang tính chất chuyên ngành và có nhiều nội dung phức tạp, do đó để đảm bảo việc các bên trong hợp đồng có thể nắm rõ được quyền và nghĩa vụ của mình thì nội dung ở trong hợp đồng cần được giải thích một cách thống nhất và khoa học để tránh các tình trạng xảy ra xung đột do không thống nhất về cách hiểu, và thực hiện các nội dung của hợp đồng.
Thứ hai, điều khoản về cách thức giải thích hợp đồng: Nếu như hợp đồng không có các điều khoản cụ thể về khái niệm, giải thích các thuật ngữ có trong hợp đồng và các điều khoản này có thể được hiểu theo nhiều cách hiểu khác nhau thì cần phải chọn một cách giải thích sao cho phù hợp và khoa học nhất.
Thứ ba, hợp đồng thương mại là một hợp đồng đặc thù, mang tính chuyên ngành cao vì vậy để giúp các bên có thể gia tăng lợi nhuận và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình ký kết, đàm phán hợp đồng thì nội dung của hợp đồng cần phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
+ Các quy định về trường hợp các bên được phép sửa đổi, bổ sung hợp đồng thương mại;
+ Các quy định về thời hiệu có hiệu lực của hợp đồng thương mại;
+ Các quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp một trong các bên có hành vi vi phạm hợp đồng dẫn tới thiệt hại cho bên còn lại;
+ Quy định cụ thể về những thông tin cơ bản của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng thương mại bao gồm: tên, địa chỉ, mã số thuế, số giấy phép kinh doanh, người đại diện theo pháp luật, số tài khoản ngân hàng thực hiện giao dịch giữa các bên;
+Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thương mại; thời điểm được chuyển quyền sở hữu về tài sản trong hợp đồng thương mại; thời điểm chuyển rủi ro của hàng hóa trong hợp đồng thương mại;
+ Các điều khoản mang tính chất mô tả về đối tượng của hợp đồng thương mại;
+ Ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng thương mại;
+ Các điều khoản về việc lựa chọn bên thứ ba giải quyết tranh chấp, các trường hợp được loại trừ trách nhiệm khi có hành vi gây thiệt hại của một trong các bên của hợp đồng thương mại.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Dân sự năm 2015