Khi nói về phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam, người ta thường đánh giá cao lối sống giản dị. Vậy lối sống giản dị là gì? Lối sống giản dị có giống với kiệm trong Cần, kiệm, liêm, chính. Chí công vô tư hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Giản dị là gì?
Giản dị là từ được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống và thường được dùng để nói về tính cách nổi bật của một cá nhân. Đó là một đức tính mà mọi người được khuyến khích nên có trong cuộc sống, không phân biệt tuổi tác hay chức vị trong xã hội.
Giản dị là một đức tính và là một phẩm chất đáng quý của người Việt Nam. Xưa kia, khi cuộc sống còn nhiều lam lũ, sự giản dị luôn được coi trọng trong lối sống. Ngày nay, khi xã hội đã phát triển hơn, của cải không còn thiếu thốn như trước nhưng sự giản dị vẫn là một cách sống đáng quý. Như vậy, trải qua bao thời đại, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, con người vẫn luôn coi trọng lối sống giản dị. Không chỉ vậy, mà còn coi lối sống giản dị để cải thiện bản thân và hoàn thành mục tiêu.
2. Lối sống giản dị là gì?
Vậy thế nào là sống giản dị? Giản dị là cách sống đơn giản, không cầu kì. Đó là cách sống tùy theo hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Lối sống giản dị là lối sống kín đáo, lành mạnh, không phô trương và phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Những người sống giản dị sẽ luôn có cuộc sống vui vẻ, thoải mái và tạo ra cảm giác dễ chịu cho những người xung quanh.
Ý nghĩa của lối sống giản dị không bắt buộc, có giá trị đối với một hệ quy chiếu cụ thể nào mà được xem xét từ nhiều góc độ, nhiều yếu tố khác nhau. Chúng ta gặp một con người giản dị cả trong cuộc sống đời thường, trong công việc và trong cách họ ăn mặc. Ở họ toát lên sự giản dị, bình thường nhưng không hề tầm thường.
Sống giản dị được coi là cách sống phù hợp với xã hội xung quanh. Trong một tập thể chất phác, giản dị thì sống giản dị giúp ta phù hợp với họ.
3. Biểu hiện của người có lối sống giản dị:
Trong cuộc sống, sự giản dị được đánh giá qua nhiều tiêu chí và góc nhìn khác nhau. Dưới đây là một số cách giúp chúng ta hiểu thế nào là một người có lối sống giản dị.
3.1. Lời nói và cử chỉ hòa nhã, thân thiện:
Với những người có lối sống giản dị, họ luôn có cách ăn nói luôn khiến người khác ngưỡng mộ với phong thái nhẹ nhàng, ý nghĩa không quá cao sang. Lời nói của họ không bóng gió, không dài dòng, nói theo lễ nghĩa mà đi thẳng vào trọng tâm vấn đề, thể hiện điều mình muốn trình bày một cách ngắn gọn, súc tích giúp tiết kiệm thời gian giao tiếp.
Lời nói lịch sự, nhã nhặn kết hợp với cử chỉ đơn giản sẽ giúp bạn ghi điểm và tạo ấn tượng tốt với những người xung quanh. Những người có lối sống giản dị luôn dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống bởi ở họ toát lên sự tinh tế và giản dị.
3.2. Cách ăn mặc giản đơn, không quá cầu kì:
Chúng ta thường dựa vào ngoại hình để quyết định một người có phải là người có giản dị hay không. Những người có lối sống giản dị không quá chú trọng đến quần áo, họ chỉ quan tâm đến trang phục phù hợp với từng, hoàn cảnh. Họ không ưu tiên ngoại hình, họ cần chất lượng và kết quả có thể đạt được.
Người giản dị chọn trang phục tối giản, không quá màu mè, lòe loẹt và không chạy theo xu hướng thời trang thế giới. Họ chỉ cần trang phục thoải mái, phù hợp với điều kiện thời tiết và môi trường làm việc. Khi mặc thoải mái, nó mang lại sự tự tin và giúp đạt năng suất công việc cao.
3.3. Bằng lòng với những gì mình đang có:
Đừng quá ngạc nhiên nếu việc chấp nhận và bằng lòng với thực tế được coi là một khía cạnh trong việc xác định một ai đó có lối sống giản dị hay không. Bằng lòng với thực tại có nghĩa là bằng lòng với những gì mình có, lối sống trầm lặng, giản dị khiến tâm hồn thanh thản, cuộc sống vui vẻ, lạc quan hơn. Những người này sống và trải nghiệm những điều thú vị, những điều mà họ cho là đủ.
Người sống giản dị biết điểm dừng, cuộc sống hiện tại khiến họ vui vẻ, hài lòng mà không đòi hỏi quá nhiều điều phi lý, viển vông. Hài lòng với thực tại không có nghĩa là bạn không có ý chí tiến thủ. Bởi vì những người không có ý chí cầu tiến được đánh giá theo công việc, và những người sống giản dị được đánh giá theo cuộc sống đời thường.
3.4. Không đòi hỏi những thứ không thuộc về mình:
Người sống giản dị luôn coi trọng tình cảm hơn vật chất, biết đánh giá và trân trọng tình cảm của người khác đối với mình. Họ sẵn sàng cho đi mà không mong nhận lại điều gì, làm theo những gì trái tim mách bảo, bởi họ quan niệm rằng “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Họ không tìm kiếm những thứ không thuộc về mình, không đòi hỏi những thứ cao sang từ người khác. Họ không quan tâm đến thị phi của cuộc đời. Điều này đã giúp họ sống một cuộc sống bình lặng và yên bình hơn nhiều người.
3.5. Chi tiêu, quản lý tiền bạc đúng cách:
Nhu cầu chi tiêu sinh hoạt hàng ngày của những người sống giản dị ít hơn những người khác. Họ sống theo phương châm chi tiêu cho những thứ thực sự cần thiết, không ngó ngàng đến những thứ xa xỉ không phù hợp với thực tế cuộc sống. Chi tiêu thông minh là cách tiết kiệm cho tương lai vì họ biết cách suy nghĩ và sử dụng đồng tiền đúng mục đích của nó.
4. Ý nghĩa của lối sống giản dị:
Lối sống giản dị giúp con người thư thái. Nếu nhu cầu phù hợp với bản thân hoặc thấp hơn mức xã hội, con người không cần phải đau đầu để hơn thua với người khác.
Sự giản dị tiết kiệm thời gian vì chúng ta không nghĩ đến những nhu cầu không cần thiết. Chúng ta không lãng phí thời gian vào những việc vô ích.
Mọi người xung quanh đều yêu thích và tôn trọng sự giản dị. Đồng thời tạo ra thói quen tốt để người khác noi theo.
Sống giản dị giúp chúng ta hòa đồng hơn với mọi người và chan hòa, gần gũi hơn với thiên nhiên.
Sống giản dị giúp cuộc đời chúng ta hạnh phúc hơn.
Thế nên cuộc sống giản dị mới đáng quý. Khi xã hội phát triển nhanh chóng, những người sống giản dị không bị ảnh hưởng hay chi phối quá nhiều. Sống giản dị giúp ta làm chủ được mình, làm chủ được cuộc đời. Cuộc sống không kiểm soát chúng ta.
Lối sống giản dị là lối sống tốt đẹp của người Việt Nam. Không ai có thể buộc bạn phải sống giản dị. Nhưng nếu nó là cần thiết cho bạn, thì hãy đừng ngại ngần mà giản dị như chính bạn.
5. Suy nghĩ về lối sống giản dị của bác Hồ:
Bác Hồ là tấm gương, là vị lãnh tụ vĩ đại trong lòng người Việt Nam. Bác cũng là mình chứng mô tả rõ nét nhất về sự giản dị. Với tấm lòng kính trọng nhân dân, Bác Hồ không còn xa lạ mà lại thật gần gũi với nhân dân. Bác ăn uống, đi lại như bao người bình thường khác.
6. Làm thế nào để có lối sống giản dị trong cuộc sống?
Để trở thành một người giản dị, trước hết chúng ta phải thay đổi nhận thức và suy nghĩ về vật chất, đặc biệt là về tiền bạc. Chúng ta đừng cố chạy theo vòng quay kiếm tiền để rồi đánh mất đi những giá trị quý giá của mình.
Hãy hài lòng với thực tại, hài lòng với những gì mình đang có, không ngừng cố gắng nhưng đừng ganh đua, đấu đá nhau chỉ vì tiền tài hay danh vọng.
Tiếp đó, chúng ta hãy chăm chỉ đọc sách, để con người chúng ta được nhẹ nhàng, thư thái, dễ chịu và hiểu được những điều bình dị xung quanh. Mỗi trang sách là một kho tàng quý giá, là món ăn tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn, giúp tâm hồn thêm phong phú, sinh sôi, đơm hoa kết trái như khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt.
Vậy thì, để sống giản dị, chúng ta phải gạt bỏ cái “tôi” cá nhân của mình, sống chan hòa và yêu thương mọi người hơn. Hãy lắng nghe, thấu hiểu và đón nhận những đóng góp tích cực của mọi người mà không thể hiện cái tôi của mình một cách thái quá khiến người khác khó chịu.
Cuối cùng, con người chúng ta, những người muốn đạt đến vương quốc của sự giản dị – hãy tạo cho mình một cuộc sống lạc quan, yêu đời. Đừng dành quá nhiều thời gian và công sức cho những chuyện vặt vãnh, không có nghĩa để tránh lãng phí tuổi trẻ của bạn. Chỉ khi tâm và trái tim của chúng ta trong sáng và thoát khỏi những vướng bận của cuộc sống, chúng ta mới toát lên được sự giản dị chân thật.