Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý bài nghị luận câu nói: “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
– Khái quát nội dung câu nói: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
1.2. Thân bài:
– Giải thích:
Lời nói là hình thức giao tiếp phổ biến giữa người với người, dùng để diễn đạt suy nghĩ, tình cảm.
Lời nói không thể mua được bằng vật chất vì nó không phải thứ hữu hình
– Ý nghĩa: câu tục ngữ khẳng định giá trị, ý nghĩa của lời nói trong giao tiếp và đời sống hằng ngày.
– Vì sao:
Vì lời nói là công cụ, phương tiện mà con người cần để giao tiếp với người khác. Lời nói hay, khéo léo giúp con người chiếm được cảm tình của mọi người, đôi khi có lợi cho bản thân. Lời nói khéo léo cho thấy bạn là người có học thức, lịch sự. Vì khi chúng ta biết cách giao tiếp ngôn ngữ sẽ trở nên hữu ích và đẹp đẽ.
– Việc cần làm:
Phải lễ phép với bề trên
Con người phải học cách giao tiếp, cách nói chuyện với mọi người xung quanh. Đừng quá bốc đồng. Phải bình tĩnh, kiên quyết khi gặp phải vấn đề chưa được giải quyết.
– Phê phán:
Những kẻ giao tiếp một cách thiếu kỉ luật, kém thông minh hoặc luôn né tránh giao tiếp
1.3. Kết bài:
Nêu ý kiến về câu tục ngữ và khẳng định lại vấn đề.
2. Bài nghị luận: “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay nhất:
Từ xa xưa, để giáo dục con cháu về những điều tốt đẹp, lẽ phải, đạo đức, chuẩn mực, ông cha ta đã sáng tác ra nhiều câu ca dao, tục ngữ. Một phần để dễ nhớ, dễ dạy, một phần để tăng tính biểu cảm, làm cho nội dung tinh tế hơn. Trong số đó, câu mà tôi thích nhất là câu:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Đối tượng chính mà câu tục ngữ muốn đề cập ở đây là lời nói, hay nói rộng hơn là cách nói năng, giao tiếp trong cuộc sống. Lời nói là thứ ai cũng có. Tuy nhiên, lời nói mang lại những giá trị và ý nghĩa to lớn. Vì vậy, ông cha ta thường dạy chúng ta phải biết chọn lọc, suy nghĩ sâu sắc trước khi nói, tránh làm mất lòng người khác.
Đối với mỗi cá nhân và cộng đồng, lời nói luôn mang trong mình những vấn đề và ảnh hưởng lớn. Lời nói trước hết giúp trao đổi thông tin, thể hiện cảm xúc, sau đó cũng có thể định hướng tư duy, lý luận, phán đoán của người khác. Lời nói có thể dẫn đến niềm vui nhưng cũng có thể gây ra đau khổ. Lời nói có thể cứu sống một mạng người nhưng cũng có thể kết thúc một sự sống. Thật lạ phải không, một thứ dường như là miễn phí, không cần phải bỏ tiền ra mua, nhưng lại có sức mạnh to lớn đến thế. Thực ra, sức mạnh của lời nói, không đến từ âm thanh bên ngoài, mà đến từ những nội dung, cảm xúc được truyền tải bên trong nó.
Nội dung của từng lời nói đều nằm trong tầm kiểm soát của người nói. Mỗi câu nói ra sẽ tác động trực tiếp đến người nghe, đến mối quan hệ giữa hai bên. Nếu đó là những lời nói không hay, mang lại tổn thương và cảm xúc tiêu cực, rất dễ làm rạn nứt tình cảm của cả hai bên. Ví dụ như nói dối, bịa đặt, đùa cợt quá đà… Chúng sẽ khiến đối phương khó chịu, bực bội ngay lúc đó, hoặc sau này,, điều đó khiến cho mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn.
Vì vậy, để không làm mất lòng người khác, mất đi những người bạn thân thiết, chúng ta cần có chọn lọc trước khi nói. Chúng ta cần hiểu điều gì nên nói, điều gì không nên nói, đặc biệt là về cách kiểm soát và diễn đạt nội dung. Tránh trường hợp lợi dụng sự “miễn phí” của lời nói, nói năng bừa bãi, nói theo ý thích của mỗi người, không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Ví dụ, trong những trường hợp bạn bè thân thiết thích nói đùa với nhau, nhưng lại lôi điểm yếu của người kia ra để nói, khiến người khác khó chịu. Hoặc trong các cuộc trao đổi, bình luận, chỉ trích quá vội vàng những việc sai trái của người khác bằng những lời lẽ xúc phạm, gay gắt rồi lại tự nhận mình là người thẳng thắn. Đây là những suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Trong lời nói của mình, chúng ta nên cân nhắc kỹ, tránh những nội dung có thể khiến người khác khó chịu hoặc tổn thương. Để làm được điều này, ông cha ta thường dùng cách “nói giảm nói tránh”. Đây là một giải pháp rất khéo léo và phù hợp.
Tuy nhiên, để giúp giao tiếp đạt hiệu quả cao, cũng như phát huy tối đa giá trị của lời nói, chúng ta vẫn cần kết hợp các yếu tố như cảm xúc, biểu cảm khuôn mặt và cử chỉ phù hợp. Bởi vì dù nội dung lời nói có hay, chân thật hay giàu cảm xúc đến đâu, nếu người nói đứng im, có biểu cảm thờ ơ hoặc không nghiêm túc thì sức mạnh của lời nói sẽ giảm đi rất nhiều.
Như vậy, câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đã mang đến một bài học nhỏ về ý nghĩa và cách sử dụng từ ngữ. Tôi sẽ luôn ghi nhớ và áp dụng bài học này vào cuộc sống thực tế của mình.
3. Giải thích Ý nghĩa của câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”:
Trong cuộc sống, con người phải biết lựa lời để đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp và ứng xử. Vì vậy, người ta thường khuyên nhau:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Lời nói là công cụ dùng để giao tiếp và xử lý mối quan hệ giữa người với người. Vì vậy, khi nói, chúng ta cần biết cách “lựa lời mà nói” sao cho hay, đẹp.
Trước hết, “lựa lời mà nói” có tác dụng lôi cuốn, và tác động đến người nghe, khiến người nghe cảm động và tôn trọng người nói. Bác Hồ là người luôn đạt được thành công to lớn trong vấn đề này. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, khi đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Bác đã nói một câu thể hiện sự quan tâm sâu sắc: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” đã lay động hàng triệu trái tim. Những tình cảm trong sáng của Bác trong những câu nói đó thật nồng nàn, không gì sánh bằng. Khi nói về miền Nam, Bác Hồ đã nói với sự quan tâm nghẹn ngào: “Miền Nam trong trái tim tôi”. Cho đến tận bây giờ, người dân Việt Nam vẫn không thể quên lời Bác.
Ngược lại, trong xã hội, có rất nhiều người không biết lựa lời khi giao tiếp vì thế dẫn đến nhiều tác hại cho bản thân và người khác. Đó là những lời nói thô tục, lời nói vô văn hóa, lời nói thiếu thiện chí, lời chỉ trích để thỏa mãn cá nhân hoặc nói năng thiếu suy nghĩ.
Lời nói không hay luôn mang lại hậu quả nghiêm trọng. Chỉ vì một lời nói, một người giữ chức vụ quan trọng có thể bị đuổi việc sớm. Chỉ vì một lời nói, một gia đình có thể tan vỡ, một đứa con xa cha, một người vợ xa chồng. Chỉ vì một lời nói, người này trở thành kẻ thù của người kia.
Lời nói phản ánh trình độ văn hóa cũng như thước đo nhân phẩm và danh dự của con người. Một người càng tài giỏi, đức độ, uy tín thì lời nói của họ càng có giá trị, càng được mọi người học hỏi và phát huy. Tuy nhiên, “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hoàn toàn khác với việc nịnh nọt, nể nang một cách vô lý trong tình bạn, tình đồng chí. Vì vậy, trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là tình bạn, cần phải thẳng thắn góp ý những khuyết điểm của bạn, để họ có thể chủ động sửa sai. Ngược lại, chúng ta vui vẻ và sẵn sàng lắng nghe những lời góp ý từ bạn bè. Như vậy chẳng những tình bạn được duy trì lâu dài, mà còn làm cho cuộc sống tươi đẹp và có ý nghĩa hơn.
Câu tục ngữ trên đã giúp chúng ta có nhận thức đúng đắn cho việc thực hiện mục tiêu giao tiếp và ứng xử trong một nền văn hóa hiện đại, văn minh. Vì vậy, mỗi chúng ta phải cố gắng học tập chăm chỉ, đồng thời tăng cường rèn luyện đạo đức để trở thành một người vừa có trình độ văn hóa cao vừa có phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự trong quan hệ giữa người với người.