Lỗi lấn chiếm lòng lề đường? Dựng rạp đám cưới giữa đường có bị phạt không? Các trường hợp được sử dụng lòng đường hợp pháp. Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi lấn chiếm lòng lề đường.
Do không có không gian nên việc nhiều rạp hiếu hỉ được mọi người dựng ra đường gây cản trở giao thông phổ biến, nhiều trường hợp gián tiếp gây nên tại nạn giao thông.
Hiện tượng lấn chiếm lòng lề đường của các cá nhân đã không còn xa lạ đối với những khu vực có dân cư đông đúc, Những người lấn chiếm lề đường thường có xu hướng “chạy” các lực lượng chức năng khi thanh tra, kiếm soát. Nhiều câu hỏi được bạn đọc đặt ra như lỗi lấn chiếm lòng lề đường là gì? Dựng rạp đám cưới giữa đường có bị phạt không? Qua bài viết này Luật Dương gia sẽ cùng bạn tìm kiểu vấn đề.
Mục lục bài viết
1. Lấn chiếm lòng lề đường là gì?
Thuật ngữ “lấn chiếm lòng lề đường” không được định nghĩa cụ thể trong văn bản pháp luật. Tuy nhiên, hành vi lấn chiếm lòng lề đường được xác định là “hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ“. Một số hành vi có liên quan đến trường hợp của bạn như sau:
- Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng
- Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
- Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng
- Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị
- ….
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
– Căn cứ Khoản 1 Điều 3
“Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính là mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt một lần. Tuy nhiên, một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
2. Lấn chiếm lòng đường bị xử phạt như thế nào?
– Một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Giao thông đường bộ có các hành vi, như: “Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo, mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ; sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép” (Khoản 2, Khoản 3, Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Căn cứ vào Điều 12. quy định về Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 5, Điểm e Khoản 6 Điều này;
b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;
b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 6; Khoản 7; Điểm a Khoản 8 Điều này;
c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;
d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố;
g) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe;
h) Xả nước thải xây dựng từ các công trình xây dựng ra đường phố;
i) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe.
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe;
Trong trường hợp xuất phát từ việc dựng rạp trái phép trên hè phố, lòng đường mà xảy ra tai nạn giao thông, tùy theo tính chất và mức độ của vụ việc, cá nhân thực hiện vi phạm có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở giao thông đường bộ theo quy định tại Khoản 73 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017
3. Các trường hợp được sử dụng lòng đường hợp pháp
– Hiện nay, thực tế có khá nhiều gia đình muốn tổ chức đám cưới tại nhà nhưng không có không gian và địa điểm. Vì thế, nhiều gia đình đã dựng rạp đám cưới trực tiếp trên vỉa hè, thậm chí lấn chiếm lòng đường trước nhà.
Việc làm này gây trở ngại rất lớn cho những người khác khi tham gia giao thông. Và không ít các trường hợp tai nạn giao thông thương tâm đã xảy ra.
– Theo quy định tại Điều 36
Nghị định 100/2013/NĐ-CP quy định trường hợp được sử dụng lòng lề đường không vì mục đích giao thông như sau:
- Sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông (khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP);
- Trong trường hợp tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ; tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ.
– Lưu ý là phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét
- Sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông (khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP) trong các trường hợp sau đây:
+ Điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó;
+ Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Như vậy, có thể thấy quy định pháp luật hiện nay quy định khá rõ ràng về trường hợp và thời gian sử dụng lòng lề đường không vì mục đích giao thông.
– Nếu cá nhân vi phạm các quy định pháp luật về việc sử dụng lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (theo quy định tại Khoản 5 Khoản 6 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
– Trong trường hợp xuất phát từ việc dựng rạp trái phép trên hè phố, lòng đường mà xảy ra tai nạn giao thông, tùy theo tính chất và mức độ của vụ việc, cá nhân thực hiện vi phạm có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở giao thông đường bộ theo quy định tại Khoản 73 Điều 1 Luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017.
Có thể thấy quy định pháp luật hiện nay quy định khá rõ ràng và linh động cho người dân về trường hợp và thời gian sử dụng lòng lề đường không vì mục đích giao thông để có thể thực hiện các công việc.
4. Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi lấn chiếm lòng lề đường
Căn cứ theo Điểm đ Khoản 3, Điểm e Khoản 5 Điều 74 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì những đối tượng sau đây sẽ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm lấn chiếm lòng lề đường:
– Cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động, cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
– Thanh tra giao thông vận tải, những người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ được giao.15