Lỗi không có, không mang giấy phép lái xe phạt bao nhiêu tiền? Không mang giấy tờ xe có bị coi là không có giấy tờ xe không? Thời gian để cung cấp giấy tờ xe là bao lâu?
Mặc dù hiểu rằng giấy phép lái xe là một trong những giấy tờ cần thiết phải mang theo khi điều khiển phương tiện tham gia lưu thông trên đường bộ, tuy nhiên, không phải lúc nào người lái xe cũng chấp hành việc mang theo loại giấy tờ này khi tham gia giao thông.
Có thể là vì họ chưa được đào tạo lái xe, chưa đủ điều kiện cấp bằng lái xe, cũng có thể họ đã được cấp bằng lái xe nhưng do “vội”, hoặc do “quên” nên không mang theo Giấy phép lái xe. Dù là chưa có hoặc không mang theo Giấy phép lái xe thì trong trường hợp này, họ đều có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Hiện nay, quy định về việc mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông và mức xử phạt khi không có hoặc không mang Giấy phép lái xe được quy định cụ thể tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về Giấy phép lái xe:
- 2 2. Mức xử phạt hành chính áp dụng với lỗi không có Giấy phép lái xe:
- 3 3. Mức xử phạt hành chính áp dụng với lỗi không mang theo bằng lái xe:
- 4 4. Vượt đèn đỏ và không có bằng lái bị phạt bao nhiêu?
- 5 5. Điều khiển xe khi không có giấy phép lái xe ô tô:
- 6 6. Đi xe không có bằng lái bị phạt bao nhiêu tiền?
1. Quy định về Giấy phép lái xe:
Hiện nay, trong quy định của pháp luật hiện hành không có định nghĩa cụ thể về khái niệm Giấy phép lái xe, tuy nhiên căn cứ vào khái niệm được thể hiện tại Bách khoa toàn thư mở online (Wikipedia) có thể hiểu rằng Giấy phép lái xe (Bằng lái xe) được hiểu là một loại giấy phép/ chứng chỉ mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể khi họ đã đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, kiến thức và đã hoàn thành kỳ thi sát hạch lái xe theo quy định của pháp luật. Giấy phép lái xe như là một loại chứng chỉ để ghi nhận và xác định một người đã đáp ứng những điều kiện cơ bản theo quy định của pháp luật để có thể điều khiển, vận hành, tham gia giao thông và lưu thông một loại phương tiện cơ giới như xe máy, xe mô tô, xe gắn máy, xe hơi, xe tải… trên đường.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể Điều 59
Cùng với các giấy tờ khác của phương tiện như Đăng ký xe, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (áp dụng cho một số loại xe cơ giới như xe ô tô, xe rơ moóc, sơ mi rơ moóc…) thì theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008, Giấy phép lái xe là một trong những loại giấy tờ mà người lái xe bắt buộc phải mang theo khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Nếu người lái xe không mang hoặc không có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc các giấy tờ theo quy định nêu trên khi tham gia giao thông đường bộ thì họ có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
2. Mức xử phạt hành chính áp dụng với lỗi không có Giấy phép lái xe:
Như đã phân tích, việc mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông là một quy định bắt buộc, thể hiện điều kiện tham gia giao thông của người lái xe, điều khiển phương tiện giao thông. Tuy nhiên trên thực tế, có những người chưa đáp ứng điều kiện về độ tuổi hoặc chưa qua đào tạo, sát hạch lái xe để được cấp Giấy phép lái xe phù hợp với phương tiện giao thông đang điều khiển nên không có Giấy phép lái xe phù hợp để mang theo khi tham gia giao thông. Trường hợp này, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), tùy thuộc vào loại xe mà người này điều khiển là xe máy, xe mô tô, xe gắn máy hay xe ô tô, máy kéo hay loại xe nào khác thì người này sẽ bị xử phạt với lỗi không có giấy phép lái xe với mức xử phạt cụ thể như sau:
- Đối với xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô:
– Không có bằng lái xe:
+ Theo Điểm a Khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP): Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3.
+ Theo Điểm b Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP): Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên.
– Không mang theo bằng lái xe:
Theo Điểm c Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP): Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.
- Đối với xe ô tô, xe máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô:
– Không có bằng lái xe:
Theo Điểm b Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), đối với người điều khiển xe ô tô, xe máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có Giấy phép lái xe ô tô phù hợp với phương tiện đang điều khiển, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, giấy phép lái xe giả thì: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
– Không mang theo bằng lái xe:
Theo Điểm a Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi điều khiển xe ô tô đối với trường hợp không mang theo giấy phép lái xe.
Ngoài việc xử phạt đối với người điều khiển phương tiện không có Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông, không đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì người chủ phương tiện có hành vi giao xe hoặc để cho người không có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe tham gia giao thông đường bộ cũng bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP với mức phạt tiền như sau:
- Đối với phương tiện là xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô thì chủ phương tiện nếu là cá nhân bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức.
- Đối với phương tiện là xe ô tô, xe máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thì chủ phương tiện nếu là cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Mức xử phạt hành chính áp dụng với lỗi không mang theo bằng lái xe:
Không mang theo Giấy phép lái xe được hiểu là việc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mặc dù có Giấy phép lái xe phù hợp với phương tiện mà họ đang điều khiển nhưng cố tình hoặc vô ý không mang theo (ví dụ do để quên, do vội…) nên đã không xuất trình được Giấy phép lái xe tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
Cũng tương tự như trường hợp không có Giấy phép lái xe, thì đối với người điều khiển không mang theo Giấy phép lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, họ cũng sẽ bị xử phạt hành chính vì không đáp ứng điều kiện điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông.
Về vấn đề này, căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì mức xử phạt đối với lỗi không mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông đường bộ được xác định như sau:
– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy không mang theo Giấy phép lái xe thì sẽ bị xử phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy. .
– Đối với người điều khiển xe ô tô, xe máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi điều khiển xe ô tô đối với trường hợp không mang theo giấy phép lái xe.
Như vậy, Giấy phép lái xe là một trong những giấy tờ quan trọng mà người điều khiển phương tiện cần phải mang theo khi tham gia giao thông. Giấy tờ này là một trong căn cứ để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và xác định về điều kiện tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ. Do vậy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần nghiêm chỉnh chấp hành việc mang theo đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật.
4. Vượt đèn đỏ và không có bằng lái bị phạt bao nhiêu?
Tóm tắt câu hỏi:
Em xin hỏi trường hợp em vượt đèn đỏ ở ngã ba, có giấy tờ xe nhưng chưa có bằng lái và xe em 110 phân khối thì bị phạt bao nhiêu ạ? Bạn em nói có thể 1 triệu hơn, em là sinh viên không có số tiền nhiều vậy.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10
Như vậy hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà không có Giấy phép lái xe cũng là hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ.
Về xử phạt hành vi vượt đèn đỏ và điều khiển xe mà không có Giấy phép lái xe, Nghị định 123/2021/NĐ-CP có những quy định như sau:
– Hành vi vượt đèn đỏ theo khoản 4 Điều 6 Nghị định100/2019/NĐ-CP (bị sửa đổi bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì: xe máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000. Ngoài ra người có hành vi vượt đèn đỏ còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
– Hành vi điều khiển xe không có Giấy phép lái xe theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
“Trường hợp không mang theo giấy phép lái xe, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy. “
Như vậy, số tiền phạt của bạn trong trường hợp vi phạm này sẽ được tính hơn mức 1.000.000 đồng theo quy định của pháp luật. Nếu như bạn đang là sinh viên và không có đủ số tiền đó thì nên liên lạc với gia đình, người thân để thông báo sự việc để giải quyết trong thời hạn quy định.
5. Điều khiển xe khi không có giấy phép lái xe ô tô:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Em đã nâng hạng B lên D đã thi đạt đến ngày lấy bằng rồi. Nhà trường đang chuyển về mà chưa đến nơi. Dù em có bằng lái xe hạng D thì em điều khiển xe khách 16 chỗ đi trên đường, công an hỏi bằng lái mà không có thì có được không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 24 Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT quy định phân hạng giấy phép lái xe. Như vậy, để điều khiển xe khách 16 chỗ ngồi thì bạn phải có giấy phép lái xe hạng D trở lên.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn mới thi nâng hạng bằng D, nhưng chưa có bằng lái xe. Trong trường hợp này Giấy hẹn không có giá trị thay thế bằng lái xe, do đó khi chưa có giấy phép lái xe hạng D mà bạn lái xe khách 16 chỗ người thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm b Khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), trường hợp không có bằng lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt từ 10 đến 12 triệu đồng.
6. Đi xe không có bằng lái bị phạt bao nhiêu tiền?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, luật sư có thể giải đáp rõ hơn về nội dung tạm giữ xe ô tô khi mà thanh tra giao thông kiểm tra lái xe không xuất trình được giấy tờ xe tại thời điểm kiểm tra: Thứ nhất là khi thanh tra tiến hành kiểm tra lái xe nói không mang theo, thanh tra tiến hành lập lỗi không có giấy phép lái xe luôn mà không chờ đợi lái xe về lấy hoặc phải chờ thời gian để mang giấy tờ đến. Như vậy thanh tra làm như vậy có đúng không? Sau khi lập lỗi không giấy tờ và tiến hành lập biên bản tạm giữ ô tô 07 ngày luôn.
Thứ hai nếu phải chờ lái xe về lấy hoặc cho ai đó mang đến thì thanh tra phải chờ bao lâu? Còn bao lâu thì lập lỗi không mang theo? Thứ 3 là khi đã lập lỗi không có giấy tờ xe và cho xe ô tô vào bãi lập biên bản tạm giữ 07 ngày, ngay trong ngày bị lập biên bản lái xe lại mang đến xuất trình giấy tờ xe thì sẽ xử phạt như thế nào? Còn nếu trong 07 ngày tạm giữ lái xe không đến giải quyết thì xử phạt lỗi nào? Trong 07 ngày tạm giữ ví dụ khoảng 5 hoặc 6 hôm sau lái xe mới đến xuất trình thì xử phạt như thế nào? Xin cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008, hành vi không mang theo giấy phép lái xe khi tham gia giao thông là một trong những hành vi bị cấm, khi lái xe của bạn tham gia giao thông thực hiện hành vi này thì sẽ bị coi là vi phạm pháp luật giao thông. Và khi có hành vi vi phạm bị thanh tra giao thông phát hiện thì người này có thẩm quyền xử phạt với lỗi này.
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP có 02 lỗi xử phạt, một là không có giấy phép lái xe, hai là không mang theo giấy phép lái xe. Hai hành vi này khác nhau bởi cả tính chất và mức phạt, với hành vi không mang theo giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, hành vi không có giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Theo quy định, khi kiểm tra giao thông mà người tham gia giao thông không xuất trình được giấy tờ xe thì người có thẩm quyền sẽ lập biên bản vi phạm với lỗi không có giấy phép lái xe, tùy trường hợp mà có thể tạo điều kiện cho người vi phạm được người khác mang giấy phép lái xe đến (nếu có) hoặc sau khi lập
Do đó, không thể nói việc làm của thanh tra giao thông như trên là sai, kể cả khi đó lái xe của bạn có thể xuất trình giấy phép lái xe thì thanh tra giao thông vẫn có quyền xử phạt lái xe của bạn với lỗi không có giấy phép lái xe.