Giao thông là lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, bởi hầu hết tất cả mọi người đều tham gia giao thông. Do vậy, pháp luật đã đưa ra những quy định cụ thể cũng như các chế tài xử phạt nếu các cá nhân vi phạm. Dưới đây là bài phân tích về lỗi không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông.
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc chung khi tham gia giao thông:
– Giao thông là sự di chuyển, hoạt động của các nhân từ địa điểm này sang địa điểm khác. Tham gia giao thông là việc thực các cá nhân thực hiện hoạt động di chuyển, đi lại, điều khiển phương tiện tham gia giao thông một cách tuân thủ nguyên tắc an toàn và văn hoá giao thông, hay còn gọi là tuân thủ pháp luật về giao thông.
– Việc tham gia giao thông là điều cần thiết, phục vụ nhu cầu sống, sinh hoạt của các cá nhân. Mọi cá nhân ở mọi độ tuổi đều cần tham gia giao thông để thực hiện công việc, nhiệm vụ sống của mình: Đi học, đi làm, đi chơi,…
– Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ. Thực tế, người điều khiển phương tiện gồm người lái xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Người điều khiển giao thông đường bộ là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
– Tham gia giao thông là việc các cá nhân thực hiện di chuyển, điều khiển phương tiện giao thông dựa trên việc tuân thủ nguyên tắc an toàn và tuân thủ pháp luật về giao thông. Để đảm bảo yếu tố an toàn, khi tham gia giao thông, các cá nhân cần phải đảm bảo tuân thủ các yếu tố sau đây:
+ Tính pháp lý khi tham gia giao thông: Tính pháp lý có nghĩa là các cá nhân khi tham gia giao thông cần phải chấp hành nghiêm chỉnh, tuân thủ Luật giao thông. Nhà nước đã đưa ra những quy tắc cụ thể về việc tham gia giao thông. Theo đó, các cá nhân phải đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc đó: Tham gia giao thông phải đi đúng làn được, không được vượt quá tốc độ, không chở quá số người quy định, không vượt đèn đỏ,…Quy định đưa ra buộc các cá nhân phải tuân thủ. Song, thực tế, việc này đòi hỏi tính tự giác và ý thức của chính người tham gia, nó được biểu hiện thông qua văn hóa giao thông. Bởi không ai có thể giám sát hoạt động tham gia giao thông của từng cá thể mọi nơi, mọi lúc. Điều này dựa vào ý thức cá nhân, ý thức tuân thủ luật giao thông của mỗi người. Hiện nay, có một số hành vi cố ý vi phạm luật như vượt đèn đỏ, không đi đúng làn đường, chạy xe vượt quá tốc độ,… Điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu nhất định, không chỉ đến bản thân người vi phạm mà còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, an toàn của người khác. Giao thông là sự di chuyển chung của mọi cá nhân, chứ không phải của riêng một cá thể nào. Vậy nên, sự vi phạm luật giao thông của đối tượng bất kỳ rất dễ gây tác hại cho những cá nhân tham gia giao thông khác. Do đó, ý thức và tinh thần chấp hành pháp luật cần được người tham gia giao thông đặt lên hàng đầu.
+ Tính cộng đồng khi tham gia giao thông: Như đã phân tích ở trên, tham gia giao thông là việc các cá nhân cùng điều khiển phương tiện giao thông, di chuyển trên đường để đi từ địa điểm này sang địa điểm khác. Vậy nên, khi tham gia giao thông, các cá thể tham gia phải tuân thủ nguyên tắc cộng đồng. Tính cộng đồng chính là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông. Các cá nhân khi tham gia giao thông hoặc ứng xử văn minh với nhau, hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực cho nhau. Vì vậy, tuân thủ tính cộng đồng là việc các cá thể tham gia giao thông tôn trọng nhau, tuân thủ luật giao thông vì lợi ích của bản thân và mọi người tham gia xung quanh. Đồng thời, tính cộng đồng thể hiện qua văn hóa tham gia giao thông của tất cả mọi người trong xã hội. Những quy tắc giao thông khi được cộng đồng cùng hưởng ứng và thực hiện thì sẽ giảm thiểu tai nạn có thể xảy ra, giảm thiểu mức độ rủi ro cãi vả có thể phát sinh. Từ đó, góp phần nâng cao độ an toàn cho từng cá nhân trong cộng đồng.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn K tham gia giao thông, điều khiển xe máy đi với tốc độ 40 km/h. Khi đi qua ngã tư, anh bị một đối tượng (Nguyễn Văn V) phóng nhanh, vượt đèn đỏ tông vào. Anh K bị va đập mạnh, gãy chân. Việc Nguyễn Văn V phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ không chỉ vi phạm nguyên tắc tuân thủ pháp lý khi tham gia giao thông, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích hợp pháp của người xung quanh: Anh K bị tai nạn, phải nằm viện điều trị trong khoảng thời gian dài.
2. Xử phạt lỗi không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông đối với ô tô:
– Theo quy định tại điểm a Khoản 7 Điều 5
– Bên cạnh đó, người điều khiển ô tô có thể chịu phạt bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 12 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, khi cá nhân điều khiển ô tô thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Như vậy, có thể thấy, theo quy định của pháp luật, khi cá nhân bất kỳ vi phạm lỗi điều khiển xe ô tô do không chú ý quan sát mà gây tai nạn thì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Bên cạnh đó, nếu hành vi vi phạm gây ảnh hưởng thương tật nhất định cho người bị hại, thì người điều khiển ô tô còn phải bồi thường thiệt hại cho phía nạn nhân theo quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
3. Xử phạt lỗi không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông đối với xe máy:
Theo điểm b Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đối với những trường hợp không chú ý quan sát gây tai nạn giao đông đối với xe máy thì sẽ bị xử phạt hành chính với những mức phạt cụ thể như sau:
+ Đối với hành vi xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này, thì người điều khiển xe máy sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng .
+ Đối với hành vi không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này, thì người điều khiển xe máy sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng .
– Ngoài việc phạt tiền, điểm c Khoản 17 Điều 6 Nghị định 100/2019 NĐ-CP còn quy định về hình thức xử phạt bổ sung cụ thể như sau: Nếu cá nhân thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 7; Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;…
Như vậy, theo quy định của luật, khi cá nhân vi phạm lỗi điều khiển xe máy do không chú ý quan sát mà gây tai nạn thì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đó là bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Cùng với đó, cũng giống việc xử phạt với lỗi gây tai nạn do cố ý không quan sát đối với ô tô, với lỗi tương tự với xe máy, người điều khiển phương tiện gây tai nạn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho phía nạn nhân theo quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại.