Biển báo giao thông là gì? Mức xử phạt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường và biển báo? Xác định lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường thế nào?
Trong giai đoạn hiện nay, khi tham gia giao thông, bên cạnh các chủ thể là những người điều khiển giao thông và đèn giao thông, biển báo giao thông cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Chính vì thế mà việc các chủ thể không chấp hành biển báo giao thông là hành vi vi phạm pháp luật và cần phải được xử lý. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định về lỗi không chấp hành biển báo giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ pháp lý:
–
–
Mục lục bài viết
1. Biển báo giao thông là gì?
Ta hiểu về biển báo giao thông như sau:
Trong giai đoạn hiện nay, ta nhận thấy rằng, vẫn chưa có quy định cụ thể nào được đưa ra về khái niệm biển báo giao thông, tuy nhiên, chúng ta cũng có thể hiểu, biển báo giao thông chính là các biển hiệu được đặt trên đường để nhằm mục đích thực hiện việc biểu thị, truyền đạt các thông tin đến các chủ thể là những người tham gia giao thông.
Như vậy, căn cứ vào quy định pháp luật và các phân tích được nêu cụ thể bên trên, ta thấy rằng, biển báo giao thông thuộc hệ thống báo hiệu đường bộ. Nếu như ở cùng một khu vực mà đồng thời có các hình thức báo hiệu khác nhau thì các chủ thể là những người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh theo thứ tự cụ thể như sau:
– Đầu tiên là người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
– Thứ hai là người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu.
– Thứ ba là người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo giao thông.
– Thứ tư là người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên đường.
Cũng cần lưu ý đối với trường hợp ở một vị trí đã có biển báo cố định lại có biển khác có tính chất tạm thời mà 02 biển này lại có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo biển báo có tính chất tạm thời.
Theo Khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ quy định biển báo giao thông gồm 05 nhóm cụ thể như sau:
– Nhóm thứ nhất: Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm:
Biển báo cấm được hiểu cơ bản chính là biển biểu thị các điều cấm mà các chủ thể là những người tham gia giao thông không được vi phạm.
Biển báo cấm chủ yếu có dạng cụ thể như sau: Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ/chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt).
Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm).
– Nhóm thứ hai: Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra:
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để nhằm mục đích có thể báo cho các chủ thể là những người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc báo cho các chủ thể các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi các chủ thể gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, chủ thể là người tham gia giao thông sẽ cần phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để nhằm mục đích có thể phòng ngừa tai nạn.
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo chủ yếu có dạng như sau: Hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên, trừ biển W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” thì sẽ có đỉnh tương ứng hướng xuống dưới.
– Nhóm thứ ba: Biển hiệu lệnh để nhằm mục đích báo các hiệu lệnh phải thi hành:
Biển hiệu lệnh được hiểu cơ bản chính là biển báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Chủ thể là người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số loại biển đặc biệt).
Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng. Nếu như hết hiệu lệnh thì sẽ thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng. Biển hiệu lệnh sẽ có mã R và R.E.
– Nhóm thứ tư: Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi và các điều cần biết:
Biển chỉ dẫn dùng để nhằm mục đích thực hiện chỉ dẫn hướng đi cũng như là các điều cần thiết nhằm mục đích để giúp các chủ thể là người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.
Biển chỉ dẫn có hình vuông, hình chữ nhật và hình mũi tên, nền màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen trừ một số trường hợp ngoại lệ.
– Nhóm thứ năm: Biển phụ để nhằm mục đích thực hiện thuyết minh bổ sung cho các loại biển được nêu cụ thể bên trên:
Biển phụ thì thông thường sẽ được đặt kết hợp với các biển báo chính nhằm thuyết minh, bổ sung để nhằm mục đích có thể hiểu rõ, trừ biển số S.507 “Hướng rẽ” được sử dụng một cách độc lập.
Biển phụ có dạng cụ thể như sau: Hình chữ nhật hoặc là hình vuông, nền màu trắng, hình vẽ, chữ viết màu đen. Nếu nền màu xanh lam thì chữ viết màu trắng.
Các biển phụ đều được đặt ngay phía dưới biển chính ngoại trừ biển S.507 sử dụng độc lập được đặt ở phía lưng đường cong đối diện với hướng đi hay sẽ được đặt ở giữa đảo an toàn nơi đường giao nhau.
2. Mức xử phạt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường và biển báo:
Tại
Và mức phạt đối với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, biển báo được quy định rõ với nội dung như sau:
– Đối với ô tô: Mức phạt đối với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, biển báo của ô tô là khoảng 200.000 – 400.000 đồng (so với mức phạt trước đó là từ 100.000 – 200.000 đồng). Đồng thời thì người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
– Đối với xe máy: Phạt tiền đối với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, biển báo của xe máy từ 100.000 – 200.000 đồng (so với mức phạt trước đó là từ 60.000 – 80.000 đồng). Chủ thể là người điều khiển phương tiện sẽ nếu gây tai nạn giao thông bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy rằng, lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường cũng đã được quy định riêng đối với trường hợp khi các chủ thể đi qua đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt, mức phạt. Cụ thể:
– Đối với người đi bộ thì lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 60.000 – 100.000 đồng.
– Đối với xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ thì lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng.
– Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) thì lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng.
– Đối với ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng thì lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 01 triệu đồng.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, pháp luật hiện hành cũng đã quy định khá cụ thể về mức phạt đối với lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Việc quy định như trên là rất cần thiết, giúp cho các chủ thể tham gia giao thông có ý thức về việc thực hiện các hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.
3. Xác định lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường thế nào?
Trong giai đoạn hiện nay, có không ít các chủ thể vẫn còn đang bị nhầm lẫn giữa lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường với lỗi sai làn đường, phần đường. Việc này cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với các chủ thể là những người điều khiển phương tiện giao thông.
Lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường của các chủ thể thông thường sẽ bị mắc phải ở những nơi mà nơi đó có đường giao nhau có đặt biển báo hiệu R.411 “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường.
Ví dụ cụ thể như sau: Theo biển báo và vạch kẻ đường, làn giữa là làn phải đi thẳng. C dừng xe ở làn giữa nhưng C lại thực hiện việc rẽ phải. Đây được xác định là lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
Các chủ thể là những người tham gia giao thông sẽ cần phải phân biệt rõ lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường này với lỗi sai làn đường để nhằm mục đích có thể tránh bị phạt oan. Bởi mức phạt đối với lỗi sai làn đường thì sẽ có mức phạt cao hơn nhiều so với lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.