Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự là gì? Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự tiếng Anh là gì? Quy định lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong tố tụng hình sự? Quy định về nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong tố tụng hình sự?
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
1. Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự là gì?
Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự là trình bày những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.
Lời khai là lời trình bày của bị can, bị cáo, người bị hại, người bị tạm giữ, người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan tới vụ án, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự mà người này đã thực hiện hoặc biết được theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án theo trình tự luật định nhằm giải quyết vụ án một cách đúng đắn, khách quan.
Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
Như vậy, thì lời khai là một nguồn để thu thập chứng cứ, và nội dung của lời khai chính là chứng cứ. Và theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự thì lời khai không phải chứng cứ mà nội dung của lời khai mới là chứng cứ. Và có thể thấy thì nội dung lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự cũng chính là chứng cứ trong vụ án hình sự.
2. Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự tiếng Anh là gì?
Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự tiếng Anh là “Deposition by civil plaintiffs and civil defendants”.
3. Quy định lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong tố tụng hình sự
Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự được quy định cụ thể rõ ràng trong Điều 93, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:
1. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Trên thực tế, cũng tương tự như lời khai của người làm chứng hay của bị hại thì lời khai của nguyên đơn, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự cũng có thể có giá trị được xem như là chứng cứ, căn cứ để Cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết vụ án. Tuy nhiên, lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trên thực tế có thể sẽ không đảm bảo được tính xác thực của chứng cứ. Bởi lẽ, có những trường hợp nguyên đơn, bị đơn khai báo thông tin không đúng sự thật: có thể trên thực tế có những tình tiết như nguyên đơn, bị đơn dân sự khai báo nhưng đã bị bóp méo theo ý chí chủ quan của họ hoặc không hề có tình tiết đó nhưng bản thân họ đã cố tình xuyên tạc hay làm giả để vu khống hoặc có thể là bao che cho người đã thực hiện hành vi phạm tội.
Chính vì vậy mà đối với trường hợp nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày về những điều họ biết liên quan đến vụ án nhưng bản thân họ không xác định và trình bày được rõ ràng nguồn gốc vì sao họ biết đến những tình tiết đó thì lời khai của họ không được xem là chứng cứ.
Cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải đánh giá và xác định chính xác, đúng đắn mối quan hệ và tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án hình sự. Khi đã xác định tư cách nguyên đơn dân sự thì về thủ tục họ phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại thể hiện trong hồ sơ vụ án. Ngay trước khi ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra, rà soát tư cách tham gia tố tụng của các đương sự. Đặc biệt là thủ tục phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại thì mới xác định được tư cách của nguyên đơn dân sự, tránh việc phát sinh các ý kiến khác nhau tại phiên tòa giữa bên buộc tội và bên gỡ tội như một số vụ án thời gian qua.
4. Quy định về nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong tố tụng hình sự
Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Đồng thời nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự là người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và cũng chính là người tham gia tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự.
Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
+ Nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện của họ có quyền:
– Được
– Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
– Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
– Được
-Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
– Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
– Đề nghị mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;
– Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn; xem biên bản phiên tòa;
– Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Kháng cáo bản án, quyết định của
-Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
+Nguyên đơn dân sự có nghĩa vụ:
– Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;
-Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Thứ nhất, nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nguyên đơn dân sự là cá nhân nghĩa là người bị tội phạm gây nên những thiệt hại về vật chất và tinh thần. Nếu như nguyên đơn dân sự là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tinh thần thì người đại diện hợp pháp có thể thay mặt họ thực hiện các quyền của nguyên đơn dân sự. Còn nguyên đơn dân sự là cơ quan, tổ chức tức là cơ quan, tổ chức bị tội phạm gây nên những thiệt hại.
Thứ hai, để được Cơ quan có thẩm quyền công nhận là nguyên đơn dân sự thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Cá nhân, cơ quan, tổ chức đã được công nhận là nguyên đơn dân sự là người tham gia tố tụng hình sự. Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của họ trong tố tụng hình sự.
Thứ ba, theo Khoản 2, Điều 63, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 đang được bình luận, so với
– Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ theo quy định;
– Đưa ra chứng cứ;
– Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tổ tụng kiểm tra, đánh giá;
– Được thông báo kết quả giải quyết vụ án;
– Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
– Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa, xem biên bản phiên tòa;
-Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều này tạo cơ sở cho nguyên đơn dân sự chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cũng như tham gia kiểm sát hoạt động tố tụng của
Thứ tư, để đảm bảo cho hoạt động tố tụng của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án. Khoản 3 Điều 63, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 đang được bình luận quy định nguyên đơn dân sự có các nghĩa vụ nhất định như sau:
– Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;
– Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
+ Bị đơn dân sự hoặc người đại diện của họ có quyền:
– Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
– Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn dân sự;
– Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
– Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
– Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
– Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án có liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại;
– Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
– Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn; xem biên bản phiên tòa;
– Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
+ Bị đơn dân sự có nghĩa vụ:
– Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;
– Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Thứ ba, theo khoản 2 Điều 64, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 so với
– Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ theo quy định;
– Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn dân sự;
– Đưa ra chứng cứ;
– Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
– Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
– Được thông báo kết quả giải quyết vụ án có liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại;
– Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa, xem biên bản phiên tòa;
– Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng cố trách nhiệm bảo đảm cho bị đơn dân sự thực hiện các quyền của họ.
Thứ tư, để đảm bảo cho hoạt động tố tụng của các Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án. Khoản 3 Điều 64, Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định bị đơn dân sự có các nghĩa vụ nhất định như sau:
– Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;