Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc hoặc về tài sản do tội phạm gây ra. Và lời khai của người bị hại được quy định là nguồn chứng cứ độc lập, bởi lẽ nó có đặc điểm riêng, khác với các nguồn chứng cứ khác. Vậy lời khai của người bị hại là gì? Và người bị hại khai báo gian dối bị xử lý thế nào?
Mục lục bài viết
1. Lời khai của người bị hại là gì?
Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
Như vậy, thì lời khai là một nguồn đề thu thập chứng cứ, và nội dung của lời khai chính là chứng cứ. Và theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự thì lời khai không phải chứng cứ mà nội dung của lời khai mới là chứng cứ.
Lời khai của bị hại là một nguồn chứng cứ. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Trường hợp bị hại là cá nhân thì việc lấy lời khai được thực hiện trực tiếp đối với người bị hại, trường hợp bị hại là cơ quan, tổ chức thì việc lấy lời khai bị hại được tiến hành đối với người đại diện của họ.
2. Quy định về lời khai của người bị hại:
Lời khai của bị hại được quy định cụ thể tại Điều 92,
1. Bị hại trình bày những tình tiết về nguồn tin về tội phạm, vụ án, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội và trả lời những câu hỏi đặt ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do bị hại trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Bị hại sẽ có những quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 62,
“1. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
2. Bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền:
a) Được
b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
c) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
d) Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
đ) Được
e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
g) Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;
h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
k) Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;
l) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
m) Kháng cáo bản án, quyết định của
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.
4. Bị hại có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;
b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
5. Trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị hại quy định tại Điều này.
Cơ quan, tổ chức là bị hại có sự chia, tách, sáp nhập, hợp nhất thì người đại diện theo pháp luật hoặc tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó có những quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều này.”
Lời khai của người bị hại là sự trình bày bằng miệng của người bị hại về nguồn tin tội phạm, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án hình sự, về quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, được thực hiện trước các cơ quan tiến hành tố tụng, theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Lời khai của người bị hại được quy định là nguồn chứng cứ độc lập, bởi lẽ nó có đặc điểm riêng, khác với các nguồn chứng cứ khác.
Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc hoặc về tài sản do tội phạm gây ra. Vì vậy, họ nắm được những tình tiết khách quan về người phạm tội, phương tiện, công cụ phạm tội, tài sản bị xâm hại… Khi tham gia tố tụng, bị hại có quyền trình bày những tình tiết về nguồn tin về tội phạm, về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, những thiệt hại mà người bị buộc tội, những mâu thuẫn (nếu có) giữa họ với người bị buộc tội. Do đó, lời khai của người bị hại có thể giúp các cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng tỏ những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự. Khi được lấy lời khai, bị hại trả lời những câu hỏi do người có thẩm quyền đặt ra.
Cũng như các nguồn chứng cứ khác, lời khai của người bị hại cũng phải được kiểm tra, xác minh và những thông tin từ lời khai của người bị hại sẽ không được coi là chứng cứ nếu người đó không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
3. Quy định về việc triệu tập người bị hại:
Việc triệu tập người bị hại sẽ được thực hiện theo Điều 185,
“1. Khi triệu tập người làm chứng đến lấy lời khai, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập.
2. Giấy triệu tập người làm chứng ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc nơi làm việc, học tập của người làm chứng; giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm có mặt; mục đích và nội dung làm việc, thời gian làm việc; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
3. Việc giao giấy triệu tập được thực hiện như sau:
a) Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập. Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận. Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ;
b) Giấy triệu tập người làm chứng dưới 18 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện khác của họ;
c) Việc giao giấy triệu tập người làm chứng theo ủy thác tư pháp của nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản này và Luật tương trợ tư pháp.
4. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập người làm chứng để lấy lời khai. Việc triệu tập người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều này.”
Việc lấy lời khai của bị hại, đương sự có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
4. Người bị hại khai báo gian dối bị xử lý thế nào?
Như vậy người bị hại phải có nghĩa vụ khai báo, nếu từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng có thể phải chị trách nhiệm hình sự.
Lời khai là một trong những nguồn chứng cứ lâu đời và phổ biến nhất. Luật tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới đều quy định về nguồn chứng cứ này, bởi lẽ người bị hại hơn ai hết là người nắm được diễn biến của vụ án hình sự, hoàn cảnh phạm tội, nhân thân người phạm tội… Đây là nguồn chứng cứ rất quan trọng góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án hình sự.
Thứ nhất, là do xuất phát từ tâm lý của người bị hại. Theo khoản 1 Điều 62 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì “người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”. Do là người bị thiệt hại nên người bị hại thường có tâm lý hoảng loạn nên khó có thể khai báo một cách trung thực tất cả các tình tiết của vụ án.
Thứ hai, việc giải quyết đúng đắn vụ án không chỉ nhằm bảo vệ lợi ích Nhà nước mà còn nhằm bảo vệ lợi ích của người bị hại nên người bị hại thường tích cực chủ động trong việc khai báo. Chính vì vậy, người bị hại có nghĩa vụ phải khai báo, cung cấp thông tin cần thiết giúp cho việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án.