Kinh doanh đa cấp là một trong những mô hình kinh doanh độc đáo, khác với mô hình thống chỉ dựa vào lực lượng bán hàng tập trung thì kinh doanh đa cấp lại phụ thuộc chủ yếu vào các đại lý, có khả năng tìm kiếm lợi nhuận vô cùng lớn. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì hành vi lôi kéo tham gia kinh doanh đa cấp có vi phạm pháp luật hay không?
Mục lục bài viết
1. Lôi kéo tham gia kinh doanh đa cấp có phạm pháp không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (được sửa đổi tại Nghị định 18/2023/NĐ-CP), có quy định về những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp. Theo đó:
(1) Cấm các doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc yêu cầu nộp một khoản tiền để được ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
+ Có hành vi yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để có thể được ký kết hợp đồng bán hàng đa cấp;
+ Cho người tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc nhận lợi ích kinh tế từ việc giới thiệu người tham gia vào quá trình bán hàng đa cấp (không phát sinh từ việc mua bán hàng hóa của người được giới thiệu);
+ Từ chối chi trả không có lý do chính đáng đối với các khoản tiền hoa hồng, các khoản tiền thưởng hoặc các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền được hưởng;
+ Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
+ Cung cấp thông tin gian dối, cung cấp thông tin gây nhầm lẫn về tính năng và công dụng của hàng hóa, hoạt động của các doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, thông qua các loại giấy tờ tài liệu của doanh nghiệp kinh doanh bán hàng đa cấp;
+ Duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh bán hàng đa cấp, mã số kinh doanh bán hàng đa cấp và các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;
+ Thực hiện hình thức khuyến mại sử dụng mạng lưới bao gồm nhiều chi nhánh, trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, nhiều hơn 01 mã số hoặc các hình thức khác tương đương;
+ Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định của pháp luật nhằm mục đích phục vụ cho quá trình duy trì, phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp;
+ Tiếp nhận hoặc chấp nhận đơn, văn bản của người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần quyền lợi hoặc từ bỏ toàn bộ quyền lợi của mình, hoặc cho phép doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp;
+ Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với những đối tượng bị cấm;
+ Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp sau khi đã thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;
+ Mua bán hoặc chuyển nhượng mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho các doanh nghiệp khác, ngoại trừ trường hợp hợp nhất/sáp nhập doanh nghiệp.
(2) Cấm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Thực hiện hành vi yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc yêu cầu phải nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
+ Cung cấp thông tin gian dối, cung cấp thông tin gây nhầm lẫn về lợi ích của quá trình tham gia bán hàng đa cấp, cung cấp sai thông tin về tính năng và công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
+ Tổ chức hội thảo, tổ chức hội nghị, tổ chức các buổi đào tạo về kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;
+ Có hành vi lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của các doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp mình;
+ Có hành vi lợi dụng chức vụ phải lợi dụng quyền hạn phải lợi dụng địa vị xã hội phải lợi dụng nghề nghiệp để khuyến khích, lôi kéo, yêu cầu, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa theo phương thức đa cấp;
+ Thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
Theo đó, hành vi lôi kéo khách hàng tham gia hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp là hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
2. Lôi kéo tham gia kinh doanh đa cấp bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 73 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định hoạt động kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp. Theo đó, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định như sau:
-
Có hành vi yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc phải nộp một khoản tiền nhất định, hoặc phải mua số lượng hàng hóa nhất định để có thể được ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
-
Cung cấp thông tin gian dối, cung cấp thông tin gây nhầm lẫn về kế hoạch trả thưởng, quy tắc hoạt động của doanh nghiệp, lợi ích của quá trình tham gia bán hàng đa cấp, tính năng và công dụng của hàng hóa, hoạt động của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
-
Tổ chức các cuộc hội thảo, tổ chức hội nghị, tổ chức buổi đào tạo về kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp khi chưa được các doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;
-
Có hành vi lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của các doanh nghiệp khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp mình;
-
Có hành vi lợi dụng chức vụ, lợi dụng quyền hạn, lợi dụng địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp.
Như vậy, hành vi lôi kéo khách hàng tham gia kinh doanh bán hàng đa cấp sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Tuy nhiên, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trong trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ được áp dụng gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân, cụ thể là từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
3. Thẩm quyền xử phạt hành vi lôi kéo tham gia kinh doanh đa cấp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền xử phạt của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Theo đó:
-
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng đối với các cá nhân hoặc phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với các tổ chức, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền nêu trên, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
-
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân hoặc phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền nêu trên, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
-
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến mức tối đa theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Như vậy, hành vi lôi kéo khách hàng tham gia kinh doanh bán hàng đa cấp bị phạt tiền tối đa lên đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và 40.000.000 đồng đối với tổ chức, vì vậy thẩm quyền xử phạt thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
THAM KHẢO THÊM: