Lợi dụng việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng để trục lợi. Vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội.
Lợi dụng việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng để trục lợi. Vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội.
Tóm tắt câu hỏi:
Em là người khuyết tật bị gia đình chồng lợi dụng khuyết tật để cùng trưởng khu đi quyên góp sửa nhà cho họ roi đuổi em ra khỏi nhà trong khi chua được sự đồng ý của em .Họ bán danh em để làm việc trái pháp luật cho em hỏi em muốn đưa chuyện nay ra làm rõ thì phải bắc đầu từ đâu??
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, Điều 14 Luật người khuyết tật quy định về những hành vi bị nghiêm cấm
“1. Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
2. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.
3. Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội.
4. Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
5. Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật.
6. Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật.
7. Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật.”
Gia đình nhà chồng bạn đã lợi dụng bạn để cùng trưởng khu đi quyên góp sửa nhà cho họ rồi đuổi bạn ra khỏi nhà do đó đã vi phạm khoản 4 của Điều trên. Theo đó, gia đình hoặc người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt theo Điều 5 Nghị định 144/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội như sau:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với đối tượng bảo trợ xã hội;
b) Lợi dụng việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng để trục lợi;
c) Bắt buộc đối tượng lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
d) Dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
đ) Xâm hại sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của đối tượng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động hoặc tạm đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cơ sở bảo trợ xã hội hoặc người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại cộng đồng đối với hành vi vi phạm tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.”
Thứ hai, Để bảo vệ quyền lợi cho bản thân mình và tố cáo hành vi sai phạm của gia đình nhà chồng, bạn có thể làm đơn khiếu nại, hoặc tố cáo gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo trình tự khiếu nại được áp dụng tại Điều 7 Luật khiếu nại 2011:
“1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trình tự khiếu nại được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự: người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu tiên khi có đơn khiếu nại là chính người, cơ quan có thẩm quyền khi ra quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định xử lý kỷ luật. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu, người khiếu nại có thể khiếu nại lần 2 tới Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Nếu không đồng tình việc giải quyết khiếu nại lần 2 thì bạn có thể khởi kiện tại Tòa án.