Giám hộ là việc cá nhân hoặc pháp nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã cử hoặc được tòa án chỉ định để thực hiện hoạt động chăm sóc, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người được giám hộ. Vậy hành vi lợi dụng việc giám hộ để trục lợi cá nhân sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Lợi dụng việc giám hộ để trục lợi xử lý như nào?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 57 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về giám hộ. Theo đó, giám hộ được xem là việc cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện hoạt động chăm sóc và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người được giám hộ. Người được giám hộ có thể kể đến đó là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, thông qua các hình thức như sau:
– Giám hộ đương nhiên được Bộ luật dân sự năm 2015 quy định;
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã cử người giám hộ;
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án chỉ định.
Theo đó thì có thể nói, người giám hộ sẽ cần phải thực hiện hành vi xuất phát từ quyền lợi của người được giám hộ. Việc lợi dụng hoạt động giám hộ để trục lợi cá nhân là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật, hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các điều luật có liên quan.
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi lợi dụng việc giám hộ để trục lợi cá nhân. Căn cứ theo quy định tại Điều 61 của
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi trốn tránh nghĩa vụ, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã thực hiện hoạt động đăng ký giám hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi lợi dụng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người giám hộ để trục lợi cá nhân;
+ Có hành vi lợi dụng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người giám hộ nhằm mục đích xâm phạm tình dục trái pháp luật, bóc lột sức lao động đối với người được giám hộ.
– Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là:
+ Bắt buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được do thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 61 của
+ Bắt buộc phải chịu mọi chi phí để tiến hành hoạt động khám chữa bệnh và tất cả các chi phí hợp lý khác có liên quan, nếu có đối với quá trình thực hiện các hành vi vi phạm quy định của pháp luật căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 61 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Như vậy có thể nói, người nào có hành vi lợi dụng quyền và nghĩa vụ của người giám hộ để trục lợi cá nhân hoàn toàn có thể sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Tuy nhiên cần phải lưu ý, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trong trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ được áp dụng là gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân đối với cùng một hành vi vi phạm, trong trường hợp này sẽ được xác định là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Điều kiện để trở thành người giám hộ gồm những gì?
Pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về điều kiện để có thể trở thành người giám hộ. Theo đó, để có thể trở thành người giám hộ đối với cá nhân thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật dân sự năm 2015. Bao gồm các điều kiện cơ bản như sau:
Thứ nhất, cá nhân đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây thì mới có thể trở thành người giám hộ;
– Cá nhân đó phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
– Cá nhân đó phải có tư cách đạo đức tốt, có đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người giám hộ trên thực tế;
– Cá nhân đó không phải là những người thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc những người bị kết án tuy nhiên chưa thực hiện hoạt động xóa án tích về một trong các tội cố tình xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự hoặc nhân phẩm, xâm phạm trái phép đến tài sản của người khác;
– Cá nhân đó không thuộc trường hợp là người bị cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với những đối tượng là con chưa thành niên.
Thứ hai, pháp nhân cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây thì mới có thể trở thành người giám hộ:
– Pháp nhân cần phải có năng lực pháp luật dân sự phù hợp để thực hiện hoạt động giám hộ;
– Có đầy đủ điều kiện cần thiết để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người giám hộ trên thực tế.
3. Có được thay đổi người giám hộ mới khi người giám hộ hiện tại đi tù không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về vấn đề thay đổi người giám hộ. Cụ thể như sau:
– Người giám hộ sẽ được thay đổi khi thuộc một trong những trường hợp cơ bản sau đây:
+ Người giám hộ không còn đáp ứng đầy đủ điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 49, Điều 50 của Bộ luật dân sự năm 2015;
+ Người giám hộ được xác định là cá nhân đã chết hoặc là những cá nhân bị cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, là những chủ thể bị mất năng lực hành vi dân sự, bị tòa án tuyên bố là mất tích, hoặc pháp nhân làm giám hộ đãchấm dứt tồn tại;
+ Người giám hộ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong quá trình giám hộ;
+ Người giám hộ thực hiện hoạt động đề nghị được thay đổi người giám hộ hoặc có người khác nhận làm người giám hộ.
– Trong trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người được căn cứ theo quy định tại Điều 52 của Bộ luật dân sự năm 2015 sẽ được xác định là người giám hộ đương nhiên, nếu như không có người giám hộ đương nhiên trên thực tế thì sẽ tiến hành cử người giám hộ hoặc chỉ định người giám hộ căn cứ theo quy định tại Điều 54 của Bộ luật dân sự năm 2015;
– Trình tự và thủ tục thay đổi người giám hộ sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp người giám hộ hiện tại đang phải thi hành án hình sự về một trong các tội xâm phạm đến tính mạng sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tài sản của người khác thì sẽ không đáp ứng đầy đủ điều kiện để làm người giám hộ cho người được giám hộ, vì vậy những đối tượng này sẽ bị thay đổi người giám hộ mới.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Kế hoạch 175/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc triển khai thi hành Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội.