Hoạt động giám định xuất hiện trong tố tụng hình sự có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Vậy cá nhân có hành vi lợi dụng việc giám định tư pháp để trục lợi bị phạt thế nào?
Mục lục bài viết
1. Lợi dụng việc giám định để trục lợi có được xem là hành vi vi phạm không?
Giám định là một trong những thuật ngữ xuất hiện phổ biến trong tố tụng hình sự theo đó hoạt động giám định là việc nghiên cứu các vật chứng, chứng cứ, tình trạng sức khỏe, đặc điểm thể chất của người còn sống hoặc tử thi. Các hoạt động giám định có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ án. Cá nhân để có thể tiến hành việc giám định đảm bảo sự công bằng khách quan thì phải do người có trình độ chuyên môn tiến hành theo yêu cầu cơ quan điều tra thông qua quyết định trưng cầu giám định. Thủ cơ quan điều tra khi xét thấy cần thiết thì sẽ yêu cầu trưng cầu giám định.
Hiện nay, đối với hành vi lợi dụng việc giám định để trục lợi cho cá nhân được xem là một trong các hành vi vi phạm quy định bởi vì theo quy định tại Điều 6 Luật Giám định tư pháp năm 2012 được sửa đổi bởi năm 2020 thì hành vi sau đây sẽ bị nghiêm cấm, cụ thể:
– Cá nhân có đầy đủ chuyên môn được chỉ định để tiến hành giám định tư pháp nhưng lại từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng đối với hành vi của mình;
– Vì mục đích trục lợi cho bản thân hoặc giấu giếm sự thật khách quan mà cố tình đưa ra những kết luận giám định tư pháp không phản ánh đúng sự thật khách quan, sai sự thật ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi ích hợp pháp của đương sự;
– Có hành động trực tiếp kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp, cố ý lợi dụng việc trưng cầu yêu cầu giám định tư pháp để gây khó khăn cản trở trong hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền;
– Các cá nhân nhận được sự tin tưởng từ phía cơ quan tổ chức giám định tuy nhiên lại lợi dụng việc thực hiện giám định để trục lợi riêng;
– Có hành động tự ý tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được thông qua việc tiến hành giám định tư pháp tại những vụ việc cụ thể;
– Để có thể tác động vào kết luận giám định tư pháp cung cấp thông tin sai sự thật thì có hành động xúi giục người giám định tư pháp để đưa ra kết luận này;
– Thực hiện hành động can thiệp, cản trở thực hiện giám định của người giám định tư pháp.
Với quy định nêu trên cá nhân có hành vi lợi dụng với giám định tư pháp để trục lợi cho bản thân được xem là hành vi vi phạm pháp luật và đương nhiên nếu đã là hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử phạt theo đúng quy định.
2. Lợi dụng việc giám định tư pháp để trục lợi bị phạt thế nào?
Cá nhân có hành vi vi phạm quy định về hoạt động giám định tư pháp sẽ phải chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền cụ thể đó là phải nộp mức phạt tương ứng với hành vi vi phạm. Hiện nay, mức phạt đã được quy định tại điểm a khoản 3, điểm b Khoản 4 Điều 20
– Cá nhân này lợi dụng vị trí của mình trong khi tiến hành giám định mà trục lợi cho bản thân;
– Cố tình tiết lộ các thông tin được coi là bí mật mà mình biết được sau khi tiến hành giám định;
– Có hành động từ chối đưa ra kết luận giám định mà không đưa ra được lý do chính đáng nhưng trên thực tế cũng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Tiến hành giám định nhưng kết luận lại sai sự thật mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Thực hiện giám định trong trường hợp buộc phải từ chối giám định theo quy định của pháp luật;
– Sau khi tiến hành giám định đã nhận được kết quả tuy nhiên lại không ghi nhận trung thực kết quả này mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Ngoài ra, cũng trong điều này ghi nhận biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi lợi dụng về giám định để trục lợi như sau: Thực hiện kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét về việc sử dụng kết luận giám định khi đã phát hiện ra vi phạm, bởi vì nếu cố tình sử dụng kết quả giám định này sẽ làm ảnh hưởng kết luận giám định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, d, e, g, i khoản 2 và các điểm d, đ, e khoản 3 Điều này, cũng như ảnh hưởng đến tính cách khách quan trong quá trình xét xử;
– Bên cạnh đó, với số lợi bất hợp pháp thu được do hành vi vi phạm thì cũng sẽ buộc phải nộp lại theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này.
Như vậy, cá nhân là người giám định tư pháp lợi dụng việc giám định để chụp lại riêng cho bản thân sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng đồng thời còn bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả đó là bị buộc lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
3. Xử phạt người giám định tư pháp lợi dụng việc giám định để trục lợi có thuộc thẩm quyền của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành bộ tư pháp không?
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ tư Pháp đã được ghi nhận tại điểm b khoản 2 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP theo đó, cá nhân là Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ tư Pháp được xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính nhất định trong đó có tất cả các hành vi vi phạm liên quan đến Mục 4 chương II của Nghị định này bao gồm cả việc xử phạt người giám định tư pháp lợi dụng việc giám định để trục lợi và một số các điều khoản và mục khác trong nghị định cũng đã được liệt kê cụ thể. Bạn đọc có thể tìm hiểu trực tiếp các điều khoản khác được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 88 của Nghị định này và trong phạm vi bài viết sẽ không liệt kê tất cả các điều khoản đó;
Bên cạnh quy định tại khoản 5 Điều 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn thanh tra tư pháp được quy định như sau:
– Cá nhân này có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo;
– Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp hôn nhân gia đình đến mức phạt tiền được áp dụng tối đa là 21 triệu đồng số tiền phạt lên đến 28 triệu đồng đúng hàng vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự phá sản doanh nghiệp hợp tác xã; cá nhân này có thẩm quyền xử phạt đến 35 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
– Trong một số hành vi vi phạm có thể tiến hành đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý nếu nhận thấy cần thiết do tính chất hành vi vi phạm của cá nhân;
– Có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vậ, phương tiện vi phạm hành chính với điều kiện xác định giá trị của những tang vật, phương tiện này không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b cảu Khoản 5 Điều này;
– Ngoài ra, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành bộ tư pháp có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đã được ghi nhận tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Như vậy trên thực tế nếu xảy ra hành vi vi phạm của người giám định tư pháp đó là lợi dụng hoạt động này để trục lợi riêng cho cá nhân thì Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành bộ tư pháp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 35 triệu đồng.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Giám định tư pháp năm 2012 được sửa đổi bởi năm 2020;
–