Hiện nay, khi tham gia giao thông đi dọc các tuyến đường, hình ảnh những đưa trẻ bán hàng rong không còn xa lạ đối với mỗi chúng ta. Vậy lợi dụng trẻ em bán hàng rong kiếm tiền bị xử phạt không?
Mục lục bài viết
1. Lợi dụng trẻ em bán hàng rong kiếm tiền bị xử phạt không?
Theo quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi. Đối với người dưới 16 tuổi việc khi tham gia lao động sẽ bị hạn chế, sẽ phải đáp ứng một số điều kiện và chỉ được tham gia lao động một số công việc. Việc ép buộc, lợi dụng trẻ em tham gia lao động nhằm kiếm tiền, chuộc lợi, bóc lột sức lao động của trẻ em đều là những hành vi vi phạm pháp luật.
Hiện nay, hành vi lợi dụng trẻ em đi bán hàng rong như một vấn nạn, là một hành vi vi phạm quyền trẻ em, mỗi đứa trẻ sẽ xách một cái giỏ bên trong sẽ có các đồ dùng lặc vặt để bán như kẹp tóc, ngoáy tai, kẹo cao su,…Việc đi bán hàng rong sẽ rất nguy hiểm đối với trẻ em, gây ảnh hưởng đến trẻ em như rất dễ bị lạm dụng, bị bóc lột, hoặc có thể bị tai nạn giao thông, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Đây là hành vi bóc lột trẻ em bởi lẽ bóc lột trẻ em là bắt trẻ em lao động trái quy định.
Căn cứ Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cấm lạm dụng, bóc lột trẻ em, tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn đó là:
– Hành vi dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật;
– Hành vi bắt trẻ em lao động trước tuổi, quá thời gian, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật hoặc làm việc ở nơi mất an ninh trật tự, có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển của trẻ em.
– Hành vi bóc lột sức lao động trẻ em
– Thì sẽ chịu hình phạt là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
– Những hành vi này sẽ chịu hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em.
Bên canh đó, tùy mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi mà hành vi lợi dụng trẻ em đi bán hàng rong khiến cho trẻ sa ngã, còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 325 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp. Theo quy định này, người dụ dỗ, ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa có thể bị phạt tù đến 07 năm.
2. Quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em:
Căn cứ Điều 26
Vậy nên những hành vi xâm hại đến quyền trẻ em nói chung hay hành vi lợi dụng trẻ em để bán hàng rong kiếm tiền là những hành vi trái pháp luật, cần lên án và có biện pháp ngăn chặn. Cần giáo dục, ý thức pháp luật để tất cả mọi người đều có ý thức trong việc bảo vệ trẻ em, những đối tượng cần được bảo vệ và bảo đảm an toàn tuyệt đối trong xã hội. Không để còn hình ảnh những đứa trẻ nhếch nhác bán hàng rong cho mọi người lúc chờ đèn đỏ, hay những ngày mưa, ngày nắng…
3. Thẩm quyền xử phạt hành vi lợi dụng trẻ em bán hàng rong kiếm tiền:
– Thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Chánh Thanh tra sở có quyền phạt cảnh cáo hoặc hạt tiền đến 25.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Chánh Thanh tra có thẩm quyền hạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 50.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 35.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 70.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có thẩm quyền xử phạt như Chánh Thanh tra sở.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 25.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 50.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng.
– Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 2.500.000 đồng. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 10.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 25.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 50.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
Những văn bản sử dụng trong bài viết:
Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em