Độ pô xe máy có vi phạm pháp luật không? Lỗi độ pô xe máy phạt bao nhiêu? Lỗi nẹt pô phạt bao nhiêu? Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?
Độ pô xe máy là hành vi tự ý thay đổi kết cấu của xe bằng hình thức nâng cấp ống xả nhằm cải thiện động cơ và tiết kiệm nhiên liệu, đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho xe. Vậy độ pô xe máy có vi phạm pháp luật không? Lỗi độ pô xe máy phạt bao nhiêu? Lỗi nẹt pô phạt bao nhiêu?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Mục lục bài viết
1. Độ pô xe máy có vi phạm pháp luật không?
Tại Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong đó có hành vi lắp đặt hay sử dụng còi, đèn mà không đúng các thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới và nghiêm cấm việc sử dụng thiết bị âm thanh dẫn đến gây mất trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông.
Theo đó độ pô xe máy là là hành vi tự ý thay đổi kết cấu của xe, làm sai lệch tiêu chuẩn kỹ thuật về lượng khí thải và tiếng ồn, nhằm làm tiếng ồn to hơn, vang hơn. Người độ pô sẽ móc bớt vĩ giảm âm cũng như rút ống tiêu giảm âm thanh ở trong pô đi khiến cho hơi ra nhanh hơn, lớn hơn, tiếng nổ cũng vì thế mà to và vang hơn.
Pô xe máy hay ống xả là bộ phận quan trọng của xe máy. Chức năng chính của nó là giảm âm, tuy nhiên, với một số thanh niên trẻ lại muốn độ pô xe máy để thể hiện cái tôi, “sự chất chơi” của mình.
Sau khi độ pô, khi xe máy di chuyển ngoài đường với âm thanh rất lớn sẽ rất bị chú ý, gây tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng đến người đang điều khiển các phương tiện giao thông, ngoài ra nó còn làm ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng. Việc độ pô xe còn làm hao hụt nhiên liệu nhanh, xe máy khi bị thay đổi kết cấu sẽ nhanh hỏng hơn.
Như vậy hành vi độ pô xe máy là hành vi bị nghiêm cấm, người nào vi phạm sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
2. Lỗi độ pô xe máy phạt bao nhiêu?
– Căn cứ điểm c khoản 5 Điều 30 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định mức xử phạt hành chính cho lỗi vi phạm của độ pô xe máy như sau:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
+ Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;
+ Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
+ Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;
+ Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);
+ Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định;
+ Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng. đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép
+ Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông;
+ Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định;
+ Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông.
– Theo đó khi độ pô xe máy tức là tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe cho nên người nào độ pô xe máy sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2 triệu đồng.
3. Lỗi nẹt pô xe máy phạt bao nhiêu?
Hiện nay tiêu chuẩn độ ồn được cho phép theo tiêu chuẩn quốc gia được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 5964 : 1995; TCVN 5965 : 1995 và TCVN 6399 : 1998/ ISO 1996/2 : 1987.
Bảng giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư ( theo mức âm tương đương)
Đơn vị : dB(A)
TT | Khu vực ( * ) | Thời gian | ||
Từ 6h đến 18h | Từ 18h đến 22h | Từ 22h đến 6h | ||
1 | Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh: Bệnh viện, thư viện, nhà điều dưỡng, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, chùa chiền. | 50 | 45 | 40 |
2 | Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính. | 60 | 55 | 50 |
3 | Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất. | 75 | 70 | 50 |
Khi nẹt pô xe máy tại khu dân cư gây tiếng ồn lớn ảnh hưởng đến người khác cá nhân có thể bị phạt theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau: Người điều khiển xe thực hiện hành vi bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Ngoài ra người vi phạm có thể bị tước bằng lái xe lên đến 04 tháng.
4. Lỗi độ pô, nẹt pô xe ô tô phạt bao nhiêu?
4.1. Lỗi độ pô xe ô tô:
Cũng giống như xe máy, khi chủ sở hữu xe ô tô độ pô xe tức là họ đã tự ý thay đổi kết cấu của xe, làm sai lệch tiêu chuẩn kỹ thuật về lượng khí thải và tiếng ồn, nhằm làm tiếng ồn to hơn, vang hơn.
Do đó khi thực hiện hành vi này chủ sở hữu xe cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tại Khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định khi chủ sở hữu xe ô tô tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (Động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dạng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tự ý thay đổi tính năng sử dụng xe
4.2. Lỗi nẹt pô xe ô tô:
– Căn cứ vào Điểm b Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe ô tô có hành vi nẹt pô sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện bấm còi, rú ga liên tục (nẹt pô), bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân sư, trừ các xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật
– Khi tham gia giao thông mà vi phạm lỗi nẹt pô thì không chỉ xe ô tô, xe máy bị xử phạt mà xe máy kéo, xe máy chuyên dùng cũng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Tại điểm d Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định
5. Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 78
– Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
– Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
– Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
– Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Bưu điện,…).