Lỗi đi xe trên vỉa hè, đi xe ngược chiều trên vỉa hè bị xử phạt bao nhiêu? Đi xe lên vìa vào giờ cao điểm tắc đường có bị xử phạt không?
So với các năm trước đây, rất nhiều điều luật và mức xử phạt an toàn giao thông đường bộ đã được thay đổi và điều chỉnh. Theo đó, hàng loạt lỗi vi phạm giao thông được tăng mức xử phạt lên nhiều lần để mang tính chất răn đe mạnh hơn, đảm bảo an toàn giao thông. Trong đó, lỗi đi xe trên vỉa hè, đi xe ngược chiều trên vỉa hè năm 2020 đã bị tăng mức xử phạt lên khá cao.
Mục lục bài viết
1, Mức phạt đối với lỗi đi xe trên vỉa hè
Vỉa hè (hay còn gọi là hè phố) là phần dọc theo hai bên đường, thường được lắp gạch chuyên dùng và là phần đường dành riêng cho người đi bộ. Ngày nay, việc tuyên truyền khẩu hiệu “Không đi trên hè phố”, “Không lấn chiếm vỉa hè”,… đang ngày càng phổ biến, tuy nhiên việc làm này cũng không thể ngăn được tình trạng các phương tiện giao thông đi trên vỉa hè, lấn chiếm phần đường của người đi bộ. Đây là cơ sở để lực lượng chức năng xử phạt lỗi đi xe trên vỉa hè nhằm ngăn chặn và nâng cao ý thức hơn cho người dân.
Ở các thành phố lớn, tình trạng tắc đường xảy ra thường xuyên trong giờ cao điểm thì việc người điều khiển xe máy “leo” lên vỉa hè không phải là chuyện hiếm. Trên thực tế, hành vi này xảy ra khá thường xuyên.
Tuy nhiên, đây là hành vi trái luật.
Xem thêm: Quy định về để xe trên hè phố? Mức xử phạt khi lấn chiếm vỉa hè?
Cụ thể, theo quy định của
Theo Thông tư 04/2008/TT-BXD, hè (hay vỉa hè, hè phố) là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.
Như vậy, vỉa hè không phải là phần đường dành cho ô tô, xe máy. Chính vì thế, dù lí do tắc đường hay vì bất cứ lí do gì (trừ đi lên hè để vào nhà) thì việc ô tô, xe máy đi trên vỉa hè đều không đúng với quy định của pháp luật.
Nếu vi phạm, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt. Mức phạt đối với lỗi đi xe trên vỉa hè tăng mạnh từ năm 2020 theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
*) Đối với ô tô đi trên vỉa hè:
Theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ô tô điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà sẽ bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng (trước đây chỉ phạt từ 800.000 – 1,2 triệu đồng).
Ngoài ra, ô tô điều khiển xe đi trên vỉa hè còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Xem thêm: Quy định về dựng đỗ xe tại vỉa hè trên các tuyến phố
*) Đối với xe máy đi trên vỉa hè:
Theo Điểm g khoản 3 Điều 6
Như vậy, so với trước đây, mức phạt đối với ô tô, xe máy đi trên vỉa hè đều tăng, đặc biệt tăng mạnh đối với ô tô.
Đi xe trên vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè để bán hàng, đỗ xe… trái quy định của pháp luật đang gây mất mỹ quan đô thị trầm trọng, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông đối với người đi bộ.
Đối với các hành vi đi trên đường một chiều và đi ngược chiều trên đường đã có biển “Cấm đi ngược chiều” thì mức phạt cụ thể như sau:
STT | Phương tiện | Mức phạt theo Nghị định 100 (hiện đang có hiệu lực) | Mức phạt theo Nghị định 46 (đã hết hiệu lực) |
1 | Ô tô | Từ 03 – 05 triệu đồng | Từ 800.000 – 1,2 triệu đồng |
2 | Xe máy | Từ 01 – 02 triệu đồng | Từ 300.000 – 400.000 đồng |
3 | Xe đạp | Từ 200.000 – 300.000 đồng | Từ 100.000 – 200.000 đồng |
2, Mức xử phạt đối với lỗi đi xe trên vỉa hè ngược chiều
- Theo như Nghị định 100 quy định, người điều khiển xe không đi theo bên phải chiều đi của mình, đi không đúng phần đường và làn đường được quy định hoặc điều khiển xe máy đi trên hè phố sẽ chịu mức phạt từ 400.000 – 600.000 đồng (trước mức phạt từ 300.000 – 400.000 đồng). Trừ một số trường hợp điều khiển phương tiện đi qua vỉa hè để về nhà.
- Tuy nhiên, không có biển báo cấm đi ngược chiều trên vỉa hè. Vì vậy người lái xe đi ngược chiều trên vỉa hè cũng chỉ bị xử phạt lỗi đi xe trên hè phố chứ không mắc lỗi đi ngược chiều.
Xem thêm: Các hình thức phạt bổ sung khi đi xe ngược chiều
3, Mức phạt đối với lỗi dắt xe đi bộ trên vỉa hè
Về nguyên tắc, việc xử phạt một ai đó thì phải có căn cứ quy định của pháp luật và có hành vi vi phạm cụ thể. Việc dắt xe máy đi ngược chiều trên vỉa hè thì cần phải xét đến các quy định liên quan đến vỉa hè và quy định đối với người đi bộ.
Theo Điều 36
“Điều 36. Sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố
1. Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.
2. Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
3. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;
b) Đổ rác hoặc phế thải không đúng nơi quy định;
c) Xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường.”
Đồng thời, Điều 9
“Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ”.
Vỉa hè là lối đi riêng cho người đi bộ, nhưng không quy định chiều đi và không có biển báo hiệu cấm dắt xe. Do đó, việc dắt xe trên vỉa hè không vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ nên không thể xử phạt vi phạm hành chính hành vi này.
Xem thêm: Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi bán hàng hóa nhỏ lẻ trên vỉa hè.
Tuy nhiên, nếu người tham gia giao thông đi ngược chiều, khi thấy cảnh sát giao thông mới xuống xe và dắt bộ lên vỉa hè thì vẫn bị xử phạt hành chính về hành vi đi ngược chiều trước đó.
Cụ thể, về công dụng của vỉa hè: Căn cứ theo Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008, hè phố chỉ được sử dụng vào mục đích giao thông, và Vỉa hè có chức năng là lối đi riêng cho người đi bộ, song, vỉa hè không quy định chiều đi và cũng không có biển báo hiệu cấm dắt xe.
Quy định đối với người đi bộ: Đối với người đi bộ sẽ bị cấm các hành vi như sau:
- Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
- Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.
- Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
- Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
- Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
- Khi tham gia giao thông, lái xe đi ngược chiều sẽ bị xử phạt hành chính. Vậy nếu dắt xe máy đi ngược chiều có bị phạt không?
Theo đó, không có một điều luật nào cấm người đi đường dắt xe đi bộ trên vỉa hè. Bởi vậy, hành vi này sẽ không bị xử phạt. Tuy nhiên, với hành vi đi ngược chiều trước khi lên vỉa hè, cảnh sát có thể xử phạt người vi phạm.
Xem thêm: Xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm vỉa hè
4, Dừng, đỗ xe trên vỉa hè trong trường hợp nào không bị xử phạt?
Xem thêm: Sử dụng vỉa hè như thế nào thì không vi phạm?
Vậy để việc dừng/đỗ xe trên vỉa hè trong trường hợp nào mà không bị phạt, bạn cẩn nắm rõ những biển báo, ký hiệu về Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ; hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp cho đơn vị được phép trông giữ xe theo quy hoạch đã được phê duyệt. Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ có hiệu lực từ năm 2016 (QCVN 41:2016/BGTVT); trong đó có biển mang kí hiệu I.408a, là biển chỉ dẫn cho phép bạn đỗ một phần xe trên vỉa hè, cụ thể là “Nơi được đỗ xe một phần trên hè phố” với yêu cầu phải đỗ từ 1/2 thân xe trở lên trên hè phố. Và khoảng cách, chiều dài nơi đỗ xe có thể được xác định giới hạn bằng vạch kẻ trên đường. Trong trường hợp cần thiết, có thể đặt thêm biển phụ chỉ hiệu lực của vùng cho phép đỗ.
Ngoài ra, biển này có thể đặt vuông góc theo chiều hướng đi hoặc đặt song song và có hiệu lực từ vị trí đặt biển.
Trong trường hợp, đơn vị thực hiện việc trông giữ xe theo vị trí đã được quy hoạch, được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì bạn được phép dừng/đỗ xe theo quy định.
Do đó, bạn cần kiểm tra xem khu vực mình đỗ xe có biển báo hoặc biển được cấp phép dừng/đỗ xe theo quy định hay không khi tiến hành giải quyết công việc lực lượng chức năng.
Xem thêm: Thế nào là vỉa hè và lòng đường đô thị?