Lỗi của bên vi phạm hợp đồng là căn cứ bắt buộc phải có để áp dụng đối với tất cả các hình thức trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng.
Lỗi của bên vi phạm hợp đồng là căn cứ bắt buộc phải có để áp dụng đối với tất cả các hình thức trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. Nếu không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì chỉ khi nào người vi phạm nghĩa vụ có lỗi mới phải chịu trách nhiệm hợp đồng. Lỗi do vi phạm nghĩa vụ trong
Căn cứ vào nhận thức, trạng thái, tâm lí và hậu quả do hành vi vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng mua bán tài sản gây ra mà pháp luật dân sự chia lỗi ra làm hai loại đó là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Theo Khoản 2 Điều 308 “Bộ luật dân sự 2015”:
“Lỗi cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra”
Và trong điều khoản này cũng nêu rõ:
“Lỗi vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”.
>>> Luật sư
Như vậy theo quy định của Bộ luật dân sự người có hành vi trái pháp luật thì phải chịu trách nhiệm dân sự bất luận hành vi đó được thực hiện với lỗi vô ý hay lỗi cố ý.
Xem thêm: Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại