Hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện do lỗi của người vi phạm, được biểu hiện cụ thể dưới hình thức lỗi vô ý và lỗi cố ý. Vậy lỗi là gì? Cùng bài viết phân tích sự khác nhau giữa lỗi cố ý và lỗi vô ý?
Mục lục bài viết
1. Lỗi là gì?
Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
2. Lỗi cố ý và lỗi vô ý:
Luật hình sự Việt Nam chia lỗi thành 2 loại: lỗi cố ý (gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp) và lỗi vô ý (gồm vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả).
Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (Điều 9 Bộ luật hình sự).
Từ định nghĩa trên này có thể rút ra những dấu hiệu của lỗi cố ý trực tiếp:
– Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và thấy trước hậu quả của hành vi đó. Cụ thể là nhận thức được tính chất gây thiệt hại cho xã hội của hành vi đang thực hiện trên cơ sở nhận thức những tình tiết khách quan của nó. Những tình tiết đó có thể là mặt thực tế của hành vi, là đặc điểm của đối tượng tác động của tội phạm, là những điều kiện khách quan như công cụ, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội,…
– Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh. Điều đó có nghĩa hậu quả của hành vi phạm tội mà người phạm tội đã thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục đích – phù hợp với sự mong muốn của người đó.
Theo dữ liệu đề bài đã cho ta thấy hành vi của H thỏa mãn đầy đủ 2 dấu hiệu trên:
– Về lý trí: H nhận rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội mà cụ thể ở đây là nhân lúc N về quê, biết D ở phòng trọ một mình, H nảy sinh ý định giết D để giải quyết mâu thuẫn hộ N. Trong nhận thức của H, do động cơ của H là giải quyết mâu thuẫn hộ N – người yêu của H nên H biết rõ hành vi giết D của mình là nguy hiểm cho xã hội đồng thời thấy trước được hậu quả nếu thực hiện hành vi đó: D có thể bị chết.
– Về ý chí: Để thực hiện ý định giết D, H đã chuẩn bị kế hoạch rất tỉ mỉ, kỹ lưỡng và mong muốn hậu quả chết người xảy ra cho D.
+ Thứ nhất: H nắm rõ thời gian D ở nhà một mình và cố ý đến phòng trọ lúc muộn 21h, ở lại chơi khuya với lý do chờ trời tạnh mưa, mục đích là chờ mọi người xung quanh ngủ hết mới hành động.
+ Thứ hai: H đã hành động bất ngờ: bóp cổ, đập đầu D vào tường đến khi D bất tỉnh khiến D không có thời gian chống trả.
+ Thứ ba: H đã dự liệu xóa dấu vết, phi tang xác D nhằm thoát tội. Cụ thể: khoảng 2h, H bế D đặt lên phía trước xe, trùm áo mưa lên người D để tránh bị phát hiện, H dắt xe đi đến cầu BT thì đẩy D xuống sông nhằm phi tang xác.
Mặt khác, H đã có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự phù hợp với đòi hỏi của xã hội (như cùng N nói chuyện thẳng thắn với D, nếu không được thì có thể bảo N chuyển chỗ trọ…) nhưng H đã lựa chọn thực hiện xử sự trái pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội.
Hơn nữa, H nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi của mình và mong muốn hậu quả xảy ra, cụ thể là mong muốn D chết và mong muốn đó đã được hiện thực hóa qua hành vi của H. Do vậy, lỗi của H là lỗi cố ý trực tiếp.
N có bị coi là đồng phạm với H không? Tại sao?
Trong trường hợp này, N không bị coi là đồng phạm với H vì:
Điều 20 Bộ luật hình sự quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Theo nội dung này đồng phạm đòi hỏi có những dấu hiệu sau:
Dấu hiệu về mặt khách quan có cùng lúc hai dấu hiệu sau:
– Có từ hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm. Đó là điều kiện có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
– Những người này phải cùng thực hiện tội phạm ( cố ý). Trong dấu hiệu này người đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với một trong bốn hành vi sau:
+ Hành vi thực hiện tội phạm ( thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm). Khoản 2 Điều 20 Bộ luật hình sự quy định: “Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.”
+ Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm ( tổ chức thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm). Khoản 2 Điều 20 Bộ luật hình sự quy định: “Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.”
+ Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm ( xúi giục người khác thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm). Khoản 2 Điều 20 Bộ luật hình sự quy định: “Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.”
+ Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm ( giúp sức người khác thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm). Khoản 2 Điều 20 Bộ luật hình sự quy định: “Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.”
Nếu không có một trong những hành vi này thì không thể coi là cùng thực hiện và do vậy cũng không hể coi là người đồng phạm được.
Dấu hiệu về mặt chủ quan:
– Những người cùng thực hiện tội phạm đều có lỗi cố ý.
– Dấu hiệu mục đích phạm tội trong trường hợp đồng phạm những tội có mục đích là dấu hiệu bắt buộc.
Áp dụng trong trường hợp đã cho:
Dấu hiệu khách quan:
Xét trong tình huống của N, N chỉ kể với H về mâu thuẫn với bạn cùng thuê phòng trọ là D mà không có hành vi thực hiện, tổ chức, xúi giục hay giúp sức H thực hiện hành vi giết D, cụ thể như sau:
– Khi H có hành vi giết D, N về quê, N không trực tiếp thực hiện tội phạm nên không thể là người thực hành.
– N chỉ kể với H về mâu thuẫn với bạn cùng thuê phòng trọ là D, N không chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy H thực hiện hành vi giết D.
– N chỉ kể về mâu thuẫn mà không hề có hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy H giết D nên N không phải là người xúi giục.
– N không tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho H thực hiện hành vi giết D nên N không là người giúp sức.
Dấu hiệu chủ quan:
Khi N kể với H về mâu thuẫn với bạn cùng phòng thì đó chỉ là hành vi thuật lại một sự kiện mang theo những cảm xúc cá nhân của N. Bản thân hành vi của N không gây nguy hiểm cho xã hội và N cũng không biết H sẽ làm ra hành vi nguy hiểm nên N không bị coi là có lỗi.
Có thể thấy N không thỏa mãn những dấu hiệu về mặt khách quan cũng như chủ quan, nên N không bị coi là đồng phạm với H.
III. Giả sử sau khi bị đẩy xuống sông, D được cứu kịp thời nên không chết, thì trường hợp này, H có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người không? Tại sao?
Đầu tiên có thể khẳng định dù sau khi bị đẩy xuống sông, D được cứu kịp thời nên không chết, thì trường hợp này, H vẫn phải chịu trách nhiệm về tội giết người bởi vì đây là hành vi phạm tội chưa đạt. Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện đến cùng, vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội ( Điều 18 Bộ luật hình sự).
Đối với tội phạm chưa đạt, luật hình sự Việt Nam không đặt vấn đề giới hạn những trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự mà xác định mọi trường hợp phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây là những trường hợp người phạm tội đã xâm phạm trực tiếp khách thể, đã trực tiếp đe dọa gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội( Điều 18 Bộ luật hình sự).
Theo luật hình sự Việt Nam,có ba dấu hiệu xác định trường hợp phạm tội chưa đạt:
– Dấu hiệu thứ nhất: Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm. Đây là dấu hiệu phân biệt phạm tội chưa đạt với chuẩn bị phạm tội. Sự bắt đầu này thể hiện ở chỗ: người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả thành tội phạm. Liên hệ với tình huống trên, H- người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo khoản 2 Điều 93 đã thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng chị D, là hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm giết người. Cụ thể là H đã bóp cổ và đập đầu chị D vào tường cho đến khi D bất tỉnh rồi sau đó đi đến cầu BT và đẩy D xuống sông.
– Dấu hiệu thứ hai: Người phạm tội không thực hiện tội phạm đến cùng, nghĩa là hành vi của họ chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Liên hệ với tình huống trên, trường hợp hành vi của H chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm là do H đã thực hiện hành vi khách quan nhưng chưa gây ra hậu quả của tội giết người của mình. Cụ thể, H đã thực hiện hành vi giết chị D là bóp cổ và đập đầu chị D vào tường nhưng cuối cùng chị D lại không chết.
– Dấu hiệu thứ ba: Người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng là do những nguyên nhân ngoài ý muốn của họ. Bản thân người phạm tội vẫn muốn tội phạm hoàn thành nhưng tội phạm lại không hoàn thành do một số những nguyên nhân. Liên hệ với tình huống, việc H không thực hiện được hành vi giết người đến cùng là do nguyên nhân ngoài ý muốn của anh ta. Bản thân H muốn giết chị D để giải quyết mâu thuẫn hộ N nhưng kết quả lại không đúng như anh ta mong đợi do người khác đã ngăn chặn được. Cụ thể, điều này xảy ra là do sau khi bị đẩy xuống sông, D được cứu kịp thời nên không chết.
Từ ba dấu hiệu trên có thể thấy hành vi giết người của H trong trường hợp chị D được cứu kịp thời nên không chết được coi là hành vi phạm tội chưa đạt. Mà mọi hành vi phạm tội chưa đạt đều phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, nếu chị D không chết H vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định ở khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự.
Nếu H là người chưa thành niên thì H có phải chịu TNHS về tội giết người không? Nếu có, H sẽ phải chịu mức hình phạt cao nhất là như thế nào?
Trong việc xử lí hình sự, vấn đề độ tuổi của người thực hiện hành vi phạm tội có ý nghĩa hết sức quan trọng. Độ tuổi là một trong những điều kiện quyết định đến việc một người có phạm tội hay không phạm tội. Theo quy định tại Điều 12 của “
Căn cứ vào các tình tiết trong tình huống phạm tội mà H đã thực hiện là tội giết người được quy định tại khoản 2 Điều 93
Trường hợp thứ nhất: H phạm tội khi chưa đủ 14 tuổi như vậy H chưa có năng lực trách nhiệm hình sự. Do đó, H sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi giết người của mình.
Trường hợp thứ hai: H phạm tội trong giai đoạn từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, có nghĩa là H đã có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo phân tích của câu một, lỗi của H là lỗi cố ý trực tiếp. Bên cạnh đó, tội của H là tội phạm rất nghiêm trọng. Như vậy, căn cứ vào khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự hiện hành, H sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp thứ ba: thời điểm H phạm tội là khi H đủ 16 tuổi trở lên. Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự hiện hành, H sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm mà cụ thể ở đây là tội giết người.
Việc quyết định mức hình phạt cao nhất dành cho H phải căn cứ vào độ tuổi cụ thể của H. Quy định về hình phạt mà nhà nước ta đặt ra cho người chưa thành niên phạm tội có một số điểm khác với người đã thành niên phạm tội. Bởi người chưa thành niên là người chưa phát triển một cách đầy đủ về tâm sinh lý; còn thiếu nhiều kinh nghiệm sống cần thiết và có sự hạn chế trong việc lựa chọn và điều khiển hành vi của mình. Họ chính là những đối tượng dễ bị kích động, dụ dỗ, lôi kéo vào việc thực hiện tội phạm, nhưng cũng dễ uốn nắn, cải tạo, giáo dục để trở thành người có ích cho xã hội. Đường lối xử lý người chưa thành niên phạm tội được quy định tại chương X của Bộ luật hình sự. Theo đó, việc xử lý này chủ yếu mang tính giáo dục nhằm giúp đỡ họ sửa chữa lỗi lầm, phát triển hoàn thiện nhân cách và bắt đầu cuộc sống mới ở mức thuận lợi nhất có thể.
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội được xem xét ở các khía cạnh là: tính chất của hành vi phạm tội, đặc điểm nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Trong trường hợp của H, do xét về tính chất của hành vi phạm tội là rất nguy hiểm vì lí do trả thù cá nhân vậy nên H sẽ phải chịu hình phạt nghiêm khắc nhất đối với người chưa thành niên phạm tội, đó là tù có thời hạn.
Theo Điều 74 Bộ luật hình sự hiện hành quy định thì: “Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây:
Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định”.
Áp dụng vào tình huống được đặt ra, ta chia thành hai trường hợp:
Thứ nhất, H phạm tội khi H đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Hành vi giết người của H được quy định tại khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự: “Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”, như vậy mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 93 là mười lăm năm tù. Mặt khác, khoản 1 Điều 74 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định mức hình phạt cao nhất đối với người chưa thành niên phạm tội được áp dụng “ không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”. Do vậy, H sẽ phải chịu mức hình phạt cao nhất là mười một năm ba tháng tù.
Trường hợp thứ hai, H phạm tội khi đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Theo khoản 2 Điều 74 Bộ luật hình sự thì “mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định”, cùng với đó, mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 93 là mười lăm năm tù. Do đó, H sẽ phải chịu mức hình phạt cao nhất là bảy năm sáu tháng tù.
3. Một số điều lưu ý đối với lỗi cố ý trực tiếp:
Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi và hậu quả của hành vi đó. Vì thế, nó là yếu tố thuộc mặt chủ quan của tội phạm, phản ánh tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi và sự nguy hiểm của người phạm tội. Lỗi cho phép người ta hiểu được rằng, tội phạm không chỉ là kết quả của một việc làm sai trái mà còn là hệ quả của một thái độ, một sự nhận thức. Việc ghi nhận lỗi như là một yếu tố thuộc về căn cứ của trách nhiệm hình sự, là một nguyên tắc quan trọng của luật hình sự nước ta.
Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Về lý trí, đối với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ, đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi cũng như hậu quả sẽ xảy ra nếu thực hiện hành vi đó.
Về ý chí, người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh. Điều đó có nghĩa hậu quả của hành vi phạm tội mà người phạm tội đã thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục đích và mong muốn của người đó.
Lỗi cố ý trực tiếp có 3 đặc điểm chính:
– Người phạm tội thấy trước hành vi nguy hiểm cho xã hội
– Người phạm tội thấy trước hậu quả tác hại của hành vi đó
– Người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra.
Ở trường hợp người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp, sự thấy trước hậu quả có thể xảy ra, không thể có trường hợp người phạm tội đã tháy trước hậu quả tất nhiên xảy ra mà họ có thái độ để mặc , không mong muốn hậu quả đó khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Mặt khác, hậu quả nguy hiểm đã xảy ra không phù hợp với mục đích của người phạm tội mà chỉ phần nào mục đích người phạm tội.
Điều cần lưu ý là:
– Hành vi phạm tội luôn phải là hành vi được thực hiện. Bởi chỉ khi hành vi nguy hiểm được thực hiện chúng ta mới xem xét lỗi của người thực hiện hành vi.
– Nói nhận thức là nhận thức của chủ thể về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, còn thấy trước hậu quả là thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi nguy hiểm sẽ gây ra hoặc có thể gây ra. Việc thấy trước hậu quả là kết quả của việc nhận thức được hành vi trên cơ sở nhận thức biểu hiện khách quan của hành vi cũng như những tình tiết có liên quan đến hành vi thực hiện như công cụ, phương tiện phạm tội, phương pháp, thủ đoạn, hoàn cảnh, địa điểm thực hiện tội phạm, đặc điểm của đối tượng tác động của tội phạm…
Hậu quả của tội phạm là sự thực hiện hóa của hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hậu quả của tội phạm là sự thực hiện hóa của hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hậu quả là cái có sau hành vi, là cái dự kiến, cái kéo theo của hành vi nguy hiểm cho nên chỉ có thể là thấy trước ( thực chất là dự kiến hình dung hay mường tượng liên tưởng) của chủ thể về hậu quả khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nói đến nhận thức bao giờ cũng là nhận thức về thực tại khách quan, còn thấy trước được sự suy đoán có căn cứ về diễn biến tương lai của sự việc. Và ngược lại để đoán định, biết được, thấy trước được tương lai thì phải nhận thức cái hiện tại hiện thời.
– Trong quy định tại điều 9 Bộ luật hình sự đã không nói đến việc chủ thể mong muốn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà chỉ mong muốn hậu quả nguy hiểm. Hậu quả nguy hiểm là hệ quả, là kết quả trực tiếp của hành vi nguy hiểm: để hậu quả phát sinh, hậu quả phải hiện diện trong thực tế thì không còn cách nào khác là chủ thể phải thực hiện hành vi. Do vậy, khi chủ thể mong muốn hậu quả thì tất nhiên họ phải mong muốn thực hiện hành vi. Chính vì vậy, điều 9 Bộ luật hình sự đã không nói đến vấn đề này.
Do đó, việc xác định lỗi trong quá trình định tội danh là một khâu vô cùng quan trọng. Nó đame bảo định đúng tội danh cho tội phạm. Khi tội danh được xác định đúng thì đảm bảo pháp luật được công minh tránh trường hợp định tội quá nặng hoặc quá nhẹ với kẻ phạm tội.
4. Tội phạm thực hiện bằng lỗi cố ý gián tiếp có phát sinh đồng phạm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tội phạm được thực hiện bằng lỗi cố ý gián tiếp có phát sinh đồng phạm hay không? Vì sao? Dấu hiệu hậu quả có phải là dấu hiệu bắt buộc khi xác định đồng phạm hay không?
Luật sư tư vấn:
Trong đồng phạm, những người phạm tội có sự liên kết, bàn bạc trước với nhau về việc thực hiện hành vi phạm tội. Sự chuẩn bị trước khi thực hiện hành vi phạm tội thể hiện rõ những người đồng phạm nhận thức rõ hành vi của mình cũng như hậu quả có thể xảy ra và mong muốn cho việc phạm tội được thực hiện. Do đó, đồng phạm chỉ xảy ra nếu tội phạm được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp.
Trong quy định của Bộ luật hình sự 2015 không bắt buộc phải xảy ra hậu quả mới được coi là đồng phạm. Tuy nhiên đồng phạm chỉ đặt ra nếu người thực hành đã có hành vi khách quan của tội phạm xảy ra trên thực tế. Đối với những tội quy định trong Bộ luật hình sự 2015 yêu cầu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc thì khi hậu quả xảy ra mới cấu thành tội phạm và phát sinh đồng phạm. Trường hợp tội đó không quy định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc thì chỉ cần người thực hành thực hiện hành vi đã phát sinh đồng phạm.