Tại các thành phố lớn, tình trạng tắc đường xảy ra thường xuyên trong giờ cao điểm từ đó dẫn đến việc người điều khiển xe máy đi lên vỉa hè là việc thường thấy. Đây là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể lỗi chạy xe, đi ngược chiều trên vỉa hè bị xử phạt bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Thực trạng việc đi xe trên vỉa hè, đi ngược chiều trên vỉa hè hiện nay:
Thực tế hiện nay, không ít lần ta bắt gặp tình trạng đi xe leo lên vỉa hè, thậm chí là đi ngược chiều trên vỉa hè trong tầm giờ tan tầm. Đi lên vỉa hè vốn là câu chuyện diễn ra thường xuyên, được coi là việc “hết sức bình thường” ở tại Việt Nam, đặc biệt tại các thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Việc này diễn ra xuất phát từ tình trạng ùn tắc giao thông trong khoảng thời gian tắc đường như tầm giờ sáng đi làm hoặc giờ chiều đi làm về trong khoảng từ 17 giờ đến 19 giờ.
Ban đầu, tình trạng ùn tắc sẽ chỉ có một bộ phận lựa chọn việc leo vỉa hè để thoát khỏi dòng người ùn tắc, tuy nhiên người dân Việt Nam thường theo hiệu ứng đám đông cứ thế người này nối đuôi người kia cũng đi theo sau leo vỉa hè, từ đó hình thành nên thói quen hàng ngày cứ hễ gặp cảnh tắc đường là leo vỉa hè đi cho nhanh.
Tại Thành phố Hà Nội, nơi dân cư đông đúc có thể nói là một trong những ví dụ điển hình cho nạn leo vỉa hè trong tình trạng ùn tắc giao thông. Việc leo vỉa hè diễn ra thường xuyên, hàng ngày đã gây nên hậu quả về lâu về dài, cụ thể có thể kể đến như tình trạng vỉa hè bị hư hỏng, xuống cấp dù vẫn liên tục được bảo dưỡng, sửa chữa và thậm chí thay mới. Ta có thể bắt gặp những vỉa hè dọc các tuyến phố Hà Nội bị sụt lún, vỡ thành từng mảng lớn nhỏ, tạo thành ổ gà trở thành mối nguy hiểm cho những người tham gia giao thông. Đó cũng chính là lý do mà đường phố trở nên mù mịt, khói bụi đầy đường ảnh hưởng đến không khí đô thị cũng như sức khỏe lâu dài của người dân.
Theo quy định tại Luật giao thông đường bộ năm 2008, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải đi đúng phần đường của mình, đi đúng làn, đúng phần đường theo quy định của pháp luật, không được lấn làn hay đi trên vỉa hè.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 2 Phần II Thông tư số 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị thì hè hay còn gọi là vỉa hè, hè phố là bộ phận của đường đô thị, phục vụ trong việc đi bộ và đồng thời là nơi đặt những cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến. Do đó, vỉa hè có chức năng riêng, người dân không được đi xe lấn lên phần vỉa hè đó.
2. Lỗi chạy xe, đi ngược chiều trên vỉa hè bị xử phạt bao nhiêu?
Như trên đã phân tích, vỉa hè không phải là phần đường dành cho xe ô tô hay xe máy đi trên đó. Cá nhân nào có hành vi đi lấn chiếm lên vỉa hè là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của luật giao thông. Cụ thể như sau:
* Mức phạt đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
Căn cứ tại điểm đ khoản 5 Điều 5
Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (theo quy định tại điểm b Khoản 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
* Mức phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
Căn cứ quy định tại điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại Điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, cụ thể là:
– Xử phạt từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng đối với hành vi:
+ Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình.
+ Đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều).
+ Điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy.
+ Điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà.
3. Dắt xe đi trên vỉa hè có bị xử phạt không?
– Lòng đường và hè phố được sử dụng trong mục đích giao thông.
– Thực hiện các hoạt động khác như tiến hành hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội với điều kiện:
+ Được sự cho phép của cơ quan quản lý đường bộ trên cơ sở bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông trước khi xin phép tổ chức các hoạt động trên theo quy định của pháp luật.
+ Có thông báo phân luồng giao thông trong trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc cấm đường.
+ Tiến hành đăng tải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Đảm bảo thực hiện các biện pháp nhằm mục đích giữ trật tự, an toàn giao thông.
– Không được thực hiện một trong các hành vi sau:
+ Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ.
+ Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ.
+ Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ.
+ Thả rông súc vật trên đường bộ.
+ Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ.
+ Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy.
+ Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông.
+ Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông.
+ Các hành vi khác.
Thực tế, vỉa hè là lối đi riêng cho người đi bộ, trên vỉa hè không có biển báo hiệu nào là cấm dắt xe. Do vậy, việc dắt xe trên vỉa hè không phải là hành vi vi phạm nên sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.
4. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng đi xe trên vỉa hè, đi ngược chiều trên vỉa hè:
4.1. Nguyên nhân của tình trạng đi xe trên vỉa hè, đi ngược chiều trên vỉa hè:
Thứ nhất, nguyên nhân của hành vi đi xe trên vỉa hè hiện nay có nguồn gốc sâu xa từ thói quen sinh hoạt tùy tiện của chính một bộ phận người dân:
Việc hình thành trong đầu của những bộ phận người dân này là cứ hễ đường tắc là leo vỉa hè đi cho nhanh, dần dần tư duy đó đã in sâu và tạo thành thói quen khi tham gia giao thông của người dân.
Thứ hai, cũng xuất phát từ việc thiếu trách nhiệm quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước cũng như cơ quan chức năng:
Thực tế, nhiều điểm nút giao thông, nhiều tuyến đường phố tổ chức giao thông không thuận lợi, thiếu khoa học, gây bất lợi cho người tham gia giao thông.
Thêm nữa, công tác xử phạt đối với hành vi vi phạm còn mang tính chất tượng trưng, chưa thật sự là nghiêm khắc để răn đe những cá nhân thực hiện hành vi vi phạm.
Thứ ba, nguyên nhân xuất phát từ tình trạng đường xá còn hẹp nên dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc lấn chiếm đi lên cả vỉa hè.
4.2. Biện pháp khắc phục tình trạng đi xe trên vỉa hè, đi ngược chiều trên vỉa hè:
– Tuyên truyền, giáo dục người dân về việc chấp hành an toàn giao thông để bảo đảm một nền xã hội văn minh, tránh tình trạng xấu khi tham gia giao thông xảy ra tai nạn, va chạm không đáng có.
– Cơ quan chức năng cần có sự phân công để tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát, phân luồng và xử lý người điều khiển xe máy đi trên vỉa hè; phối hợp với Sở Giao thông – Vận tải tại các địa bàn tỉnh, thành phố nghiên cứu, tổ chức lại giao thông tại những điểm nút giao thông còn ứ đọng, ùn tắc nhiều.
– Về lâu dài, các cơ quan chức năng phải tìm giải pháp căn cơ, như mở rộng đường, làm cầu vượt tại những điểm giao thông chính để nhằm mục đích khắc phục triệt để tình trạng ùn tắc và vi phạm giao thông như hiện nay.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật giao thông đường bộ 2008
Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.
Thông tư số 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị