Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Loạn luân là gì? Tội loạn luận theo quy định Bộ luật hình sự?

Tư vấn pháp luật

Loạn luân là gì? Tội loạn luận theo quy định Bộ luật hình sự?

  • 25/04/202225/04/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    25/04/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Loạn luân (Incestuous) là gì? Quy định về tội loạn luân theo quy định Bộ luật hình sự? Tội loạn luân trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới? Thực trạng về tội loạn luân?

    Loạn luân là một trong các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại chương XVII Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Xuất phát từ hậu quả nặng nề của loạn luân cũng như tính truyền thống văn hóa mà việc quy định loạn luân trở thành tội phạm là điều hoàn toàn cần thiết và hợp lý.

    Cơ sở pháp lý:

    – Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

    – Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC Về việc hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật Hình sự năm 1999.

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Loạn luân là gì?
    • 2 2. Quy định về tội loạn luân theo quy định Bộ luật hình sự:
    • 3 3. Tội loạn luân trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới:
    • 4 4. Thực trạng về tội loạn luân:

    1. Loạn luân là gì?

    Loạn luân là hành vi giao cấu với người mà biết rõ người đó có cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

    Loạn luân đã được manh nha dưới thời phong kiến, dưới thời nhà Lý, Trần và nhà Hồ, hành vi thông dâm với người trong họ được gọi là nội loạn, được quy định là một trong nhóm tội “thập ác”, hay trong Bộ luật Hồng Đức quy định tại Điều 319: “người vô cớ lấy cô, dì, chị, em gái, kế nữ (con gái riêng của vợ), người thân thích đều phỏng theo luật gian dâm mà trị tội.”; Điều 334 Hoàng Việt luật lệ quy định về tội thân thuộc tương gian, theo đó thân thuộc tương gian là tội làm loạn từ bên trong, Đây là hành vi gian dâm của những người thân thuộc phải để tang nhưng danh phận tôn tị hay tình nghĩa còn sâu nặng như con gái của đời chồng trước, chị em cùng mẹ khác cha,…Theo luân lí phong kiến thù dâm loạn là nghịch luân đại ác, gian giâm với người thân thuộc thì người phạm tội đã mất hết tính người- không khác gì loài cầm thú nên hình phạt cho tội này rất nghiêm khắc.

    Tội loạn luân là hành vi có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội, xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình, được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

    Loạn luân trong Tiếng anh là “Incestuous”.

    2. Quy định về tội loạn luân theo quy định Bộ luật hình sự:

    Điều 184 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội loạn luân như sau: “Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

    Tội loạn luân được quy định trong luật hình sự là xuất phát từ cơ sở khoa học của sự cần thiết phải tránh di truyền huyết thống có hại đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thân của con cái cũng như do yêu cầu của việc bảo vệ đời sống hạnh phúc gia đình và thuần phong mỹ tục. Theo đó, tội phạm này không chỉ xâm phạm đến quan hệ xã hội nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường của con cái mà còn xâm phạm đến thuần phong mỹ tục, hạnh phúc gia đình.

    Xem thêm: Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) mới nhất 2022

    Dấu hiệu pháp lý của tội loạn luân:

    – Dấu hiệu chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm đòi hỏi có quan hệ gia đình (cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, canh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha) với người thuận tình giao cấu.

    – Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm: hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi giao cấu với người cùng dòng máu trực hệ (nghĩa là giữa cha mẹ và con, giữa ông bà và cháu nội, cháu ngoại); giữa anh chị em cùng cha  mẹ, anh chị em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ.

    Điều luật không mô tả thủ đoạn được sử dụng để giao cấu nhưng có thể hiểu hành vi giao cấu ở đây được thực hiện có sự thuận tình, Trường hợp giao cấu không có sự thuận tình, hành vi có thể thành thành tội thuộc nhóm xâm phạm nhân phẩm.

    – Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ giữa mình và người giao cấu có quan hệ huyết thống.

    Chú ý: Trong vụ phạm tội, chủ thể của tội phạm có thể chỉ là một bên có quan hệ giao cấu nhưng cũng có thể cả hai bên đều là chủ thể của tội phạm.

    – Khách thể của tội phạm: là trật tự hôn nhân và gia đình được pháp luật hình sự  bảo vệ, sự phát triển bình thường của giống nòi và sự phát triển bình thường về tình dục của những người chưa đến tuổi trưởng thành, sự hạnh phúc, yên ổn trong gia đình của người Việt Nam.

    – Hình phạt: Điều luật quy định 01 khung hình phạt chính có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; 05 năm là mức hình phạt cao nhất được quy định trong chương các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.

    Xem thêm: Yếu tố lỗi trong luật hình sự? Có những loại hình thức lỗi nào?

    Tại thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC Về việc hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về tội loạn luân như sau:

    “6.1. Loạn luân là việc giao cấu giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; giữa anh chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

    6.2. Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân cần phải xác định rõ hành vi giao cấu là thuận tình, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và được thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Trong trường hợp tuy hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình, nhưng nếu hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em (Điểm c Khoản 2 Điều 115 BLHS).

    Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm (Điểm e Khoản 2 Điều 111 BLHS) hoặc tội hiếp dâm trẻ em (Điểm a Khoản 2 Điều 112 BLHS); nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm (Điểm d Khoản 2 Điều 113 BLHS) hoặc tội cưỡng dâm trẻ em (Điểm a Khoản 2 Điều 114 BLHS); trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em (Điểm a Khoản 2 Điều 112 BLHS) “

    Loạn luân là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng của một số tội phạm. Xuất phát từ sự nguy hiểm trong hành vi, “có tính chất loạn luân” được coi là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng trong hàng loạt các tội phạm, ví dụ: Tội hiếp dâm (điều 141); Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142); Tội cưỡng dâm (Điều 143); tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (điều 144); tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi  (điều 145);

    3. Tội loạn luân trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới:

    Ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào: Bộ luật Hình sự Lào cũng dành hẳn 1 chương quy định về các tội xâm phạm quan hệ giữa vợ chồng, họ hàng và các tập quán. Trong đó tội loạn luận được quy định tại điều 124 như sau: “người nào có quan hệ tình dục với cha mẹ, cha mẹ nuôi, ông bà, con, con nuôi, cháu, với anh chị em cùng dòng máu thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Mọi hành vi giao cấu với người dưới 15 tuổi đều bị coi là hiếp dâm trẻ em.”

    Ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: Điều 327 BLHS của nước Trung Hoa quy định: “Người nào dùng bạo lực, uy hiếp hoặc các thủ đoạn khác cưỡng dâm phụ nữ hoặc làm nhục phụ nữ, thì phạt tù đến năm năm hoặc cải tạo lao động.

    Nếu phạm tội nói trên trước đám đông hoặc trước công chúng nơi công cộng, thì bị phạt tù có thời hạn từ 5 năm trở lên.

    Xem thêm: Trộm cắp tài sản là gì? Tội trộm cắp tài sản theo quy định Bộ luật hình sự?

    Nếu phạm tội loạn luân với trẻ em, thì xử phạt nặng dựa theo các quy định trên”

    Như vậy, pháp luật hình sự Trung Hoa chỉ xử lý hình sự đối với trường hợp phạm tội loạn luân với trẻ em.

    Ở Thụy Điển: Trong luật hình sự Thụy Điển tại chương 6 Bộ luật hình sự quy định các tội về tình dục. Điều 4 có quy định: “Người nào giao cấu với người dưới 18 tuổi, người là con cái mình hoặc dưới sự trong nom của mình, hoặc người mà mình chịu trách nhiệm chăm sóc hoặc giám sát theo quyết định của nhà chức trách thì bị kết án về tội bốc lột vị thành niên về tình dục và bị phạt tù đến năm năm.

    Nếu người phạm tội hành động mà không hề đếm xỉa đến việc nạn nhân là một vị thành niên hoặc phạm tội trong các trường hợp nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ 2 năm đến 8 năm.”

    Điều 5 quy định: Người nào ngoài các trường hợp quy định tại điều 4, có quan hệ tình dục với con hoặc cháu mình thì bị kết án về tội giao cấu với con, cháu mình và bị phạt tù đến 2 năm.

    Người nào có quan hệ tình dục với anh, chị em ruột của mình thì bị kết án tù về tội giao cấu với anh, chị em ruột và bị phạt tù đến 1 năm.

    Các quy định của điều này không áp dụng đối với người thực hiện hành vi cưỡng ép trái pháp luật hoặc các thủ đoạn sau trái khác.

    Một số nước không coi loạn luân là tội phạm như Nga, Pháp,…

    4. Thực trạng về tội loạn luân:

    Thực tế cho thấy, trong hoạt động xét xử về tội loạn cho đến nay là rất ít, loạn luân thường được xét dưới góc độ là một tình tiết tăng nặng hoặc là một tội bên cạnh các tội khác như hiếp dâm, giao cấu với trẻ em một vụ việc cụ thể như sau:

    Cụ thể, ngày 4-7-2018, TAND tỉnh Lạng Sơn đã xét xử vụ án và tuyên phạt bị cáo TVĐ 13 năm tù về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Sự việc diễn ra ngày 3-3-2018, Đ. đón cháu Y. từ trường học về nhà. Sau khi dựng xe dưới gầm nhà sàn, Đ. lên nhà thấy cháu Y. đang đứng thay quần áo ở gian nhà chính. Đ. liền đến từ phía sau luồn hai tay qua hai bên nách, kéo cháu Y. vào buồng ngủ để thực hiện hành vi giao cấu với chính con gái mình.

    Khi Đ thực hiện hành vi giao cấu của mình thì bị cháu Y. đạp vào mặt, vào người và vùng chạy thoát. Sau đó, cháu Y. được bà nội đưa đến UBND xã trình báo sự việc. Đ. bỏ trốn và hai ngày sau ra đầu thú.

    Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc điều hành

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

    Tổng số bài viết: 9.535 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Bộ luật hình sự

    Luật hình sự

    Tội loạn luân

    Trách nhiệm hình sự tội loạn luân

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Khoan hồng là gì? Chính sách khoan hồng trong luật hình sự?

    Khoan hồng là gì? Khoan hồng trong tiếng Anh là gì? Một số chính sách khoan hồng của nhà nước trong luật hình sự?

    Tội vu khống là gì? Hình phạt đối với tội vu khống theo Bộ luật hình sự?

    Tội vu khống là gì? Tội vu khống trong tiếng Anh là gì? Tội vu khống theo quy định của Bộ luật hình sự? Tội vu khống được quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015?

    Tội buôn lậu là gì? Quy định về tội buôn lậu theo Bộ luật hình sự?

    Tội buôn lậu là gì? Tội buôn lậu trong tiếng Anh là gì? Quy định về tội buôn lậu theo Bộ luật hình sự năm 2015? Các yếu tố cấu thành tội buôn lậu theo quy định của Bộ luật hình sự?

    Sự kiện bất ngờ là gì? Quy định về sự kiện bất ngờ theo Bộ luật hình sự?

    Sự kiện bất ngờ là gì? Sự kiện bất ngờ trong tiếng Anh là gì? Quy định về sự kiện bất ngờ trong Bộ luật hình sự? Bình luận về sự kiện bất ngờ theo quy định của Bộ luật Hình sự?

    Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự? Nhiệm vụ quan trọng nhất của luật hình sự?

    Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự là gì? Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự tên tiếng Anh là gì? Nhiệm vụ (chức năng) của Bộ luật hình sự Việt Nam? Nhiệm vụ nào là quan trọng nhất?

    Chế định đồng phạm theo Bộ luật hình sự qua các thời kỳ

    Chế định đồng phạm theo Bộ luật hình sự qua các thời kỳ: Bộ luật hình sự năm 1985; Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009; Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

    Trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm theo Bộ luật hình sự 2015

    Trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015? Trách nhiệm hình sự đối với người đồng phạm?

    Tội phạm rất nghiêm trọng là gì? Tội phạm rất nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự?

    Tội phạm rất nghiêm trọng là gì? Tội phạm rất nghiêm trọng tiếng Anh là gì? Tội phạm rất nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự?

     

    Công văn 196/TANDTC-PC năm 2018 về áp dụng điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự do Tòa án nhân dân tối cao ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 196/TANDTC-PC năm 2018 về áp dụng điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự do Tòa án nhân dân tối cao ban hành

    Công văn 17/TANDTC-PC năm 2021 về tổng kết thực tiễn thi hành quy định của Bộ luật Hình sự về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do Tòa án nhân dân tối cao ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 17/TANDTC-PC năm 2021 về tổng kết thực tiễn thi hành quy định của Bộ luật Hình sự về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do Tòa án nhân dân tối cao ban hành

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Tội cưỡng dâm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015

    Cưỡng dâm là hành vi của một người dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu với mình.

    Hiếp dâm là gì? Phân biệt hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô và giao cấu?

    Hiếp dâm là gì? Phân biệt hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô và giao cấu? Sự khác biệt giữa hành vi hiếp dâm, hành vi cưỡng dâm, hành vi dâm ô và hành vi giao cấu?

    Cưỡng dâm là gì? Tội cưỡng dâm theo quy định Bộ luật hình sự?

    Cưỡng dâm là gì? Tội cưỡng dâm theo quy định Bộ luật hình sự? Phân biệt cưỡng dâm và hiếp dâm? Phân tích các yếu tố cấu thành tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi?

    Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Bộ luật hình sự

    Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là gì? Quy định của Bộ luật Hình sự về Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi?

    Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Điều 142 Bộ luật hình sự 2015

    Tố cáo hành vi hiếp dâm trẻ em dưới 16 tuổi? Trách nhiệm hình sự đối với hành vi hiếp dâm trẻ em? Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Điều 142 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017?

    Tội hành hạ người khác theo quy định Bộ luật hình sự năm 2015

    Hiểu thế nào về tội hành hạ người khác theo quy định tại Điều 110 Bộ luật hình sự? Trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm?

    Tội vô ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe do vi phạm quy tắc nghề nghiệp

    Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính được quy định tại Điều 109 Bộ luật hình sự.

    Tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

    Tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Xử phạt hành chính hành vi đánh nhau.

    Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát theo Bộ luật hình sự 2015

    Hành vi xúi giục, giúp người khác tự sát là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát theo BLHS? Cấu thành tội phạm?

    Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) mới nhất 2022

    Bài viết giới thiệu về các Bộ luật hình sự, được ban hành qua các thời kỳ khác nhau. Trong đó, quan trọng nhất là Bộ luật hình sự năm 2015 đang áp dụng thi hành - Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 hiện đang là bộ luật hình sự mới nhất năm 2022.

    Hành vi xâm phạm mồ mả, hài cốt, tro hài cốt của người chết

    Xác định các hành vi xâm phạm mồ mả? Thuật ngữ tiếng Anh? Hành vi xâm phạm tro cốt, hài cốt? Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt theo BLHS?

    Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

    Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng quy định tại Điều 132 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

    Tội bức tử là gì? Tội bức tử theo Bộ luật hình sự năm 2015?

    Tội bức tử là gì? Đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát có phải là tội bức tử không? Cấu thành tội phạm của tội bức tử theo Bộ luật hình sự 2015? Quy định về người bị hại trong tội bức tử?

    Bài thu hoạch là gì? Cách viết bài thu hoạch với mẫu chuẩn?

    Bài thu hoạch là gì? Mẫu bài thu hoạch mới nhất năm 2022? Hướng dẫn cách viết bài thu hoạch chuẩn? Bài thu hoạch mẫu viết sẵn tham khảo?

    Chứng từ kế toán là gì? Quy định mới nhất về chứng từ kế toán?

    Chứng từ kế toán là gì? Nội dung chứng từ kế toán? Quy định về lập chứng từ kế toán? Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán? Sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán?

    Lý luận nhà nước và pháp luật là môn gì? Nghiên cứu những gì?

    Lý luận nhà nước và pháp luật là gì? Môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật nghiên cứu gì? Đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nội dung môn lý luận nhà nước và pháp luật?

    Thủ tục xin bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp? Thời gian được bảo lưu?

    Các trường hợp được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp? Hồ sơ xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp? Các bước cần thực hiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp? Thủ tục bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp? Thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp? Các trường hợp không được bảo lưu thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp?

    Thẻ căn cước công dân gắn chíp là gì? Những điều cần biết?

    Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì? Ai phải đi đổi căn cước công dân gắn chip? Những điều cần biết về thẻ CCCD gắn chíp? Lệ phí cấp căn cước công dân gắn chip?

    Đại lý thuế là gì? Điều kiện thi và cấp chứng chỉ đại lý thuế mới nhất?

    Đại lý thuế là gì? Điều kiện thi và cấp chứng chỉ đại lý thuế mới nhất? Những điều kiện của cá nhân làm nhân viên đại lý thuế?

    Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì? Hướng dẫn khấu trừ thuế TNCN?

    Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì? Hướng dẫn khấu trừ thuế TNCN? Thu nhập bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân? Cách tính khấu trừ thuế TNCN đối với cá nhân lưu trú và không lưu trú.

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá