Loạn luân là một trong các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại chương XVII Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Xuất phát từ hậu quả nặng nề của loạn luân cũng như tính truyền thống văn hóa mà việc quy định loạn luân trở thành tội phạm là điều hoàn toàn cần thiết và hợp lý.
Mục lục bài viết
1. Loạn luân là gì?
Loạn luân là hành vi giao cấu với người mà biết rõ người đó có cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
Loạn luân đã được manh nha dưới thời phong kiến, dưới thời nhà Lý, Trần và nhà Hồ, hành vi thông dâm với người trong họ được gọi là nội loạn, được quy định là một trong nhóm tội “thập ác”, hay trong Bộ luật Hồng Đức quy định tại Điều 319: “người vô cớ lấy cô, dì, chị, em gái, kế nữ (con gái riêng của vợ), người thân thích đều phỏng theo luật gian dâm mà trị tội.”; Điều 334 Hoàng Việt luật lệ quy định về tội thân thuộc tương gian, theo đó thân thuộc tương gian là tội làm loạn từ bên trong, Đây là hành vi gian dâm của những người thân thuộc phải để tang nhưng danh phận tôn tị hay tình nghĩa còn sâu nặng như con gái của đời chồng trước, chị em cùng mẹ khác cha,…Theo luân lí phong kiến thù dâm loạn là nghịch luân đại ác, gian giâm với người thân thuộc thì người phạm tội đã mất hết tính người- không khác gì loài cầm thú nên hình phạt cho tội này rất nghiêm khắc.
Tội loạn luân là hành vi có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội, xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình, được quy định tại
2. Quy định về tội loạn luân theo quy định Bộ luật hình sự:
Điều 184
Tội loạn luân được quy định trong luật hình sự là xuất phát từ cơ sở khoa học của sự cần thiết phải tránh di truyền huyết thống có hại đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thân của con cái cũng như do yêu cầu của việc bảo vệ đời sống hạnh phúc gia đình và thuần phong mỹ tục. Theo đó, tội phạm này không chỉ xâm phạm đến quan hệ xã hội nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường của con cái mà còn xâm phạm đến thuần phong mỹ tục, hạnh phúc gia đình.
Dấu hiệu pháp lý của tội loạn luân:
– Dấu hiệu chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm đòi hỏi có quan hệ gia đình (cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, canh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha) với người thuận tình giao cấu.
– Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm: hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi giao cấu với người cùng dòng máu trực hệ (nghĩa là giữa cha mẹ và con, giữa ông bà và cháu nội, cháu ngoại); giữa anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ.
Điều luật không mô tả thủ đoạn được sử dụng để giao cấu nhưng có thể hiểu hành vi giao cấu ở đây được thực hiện có sự thuận tình, Trường hợp giao cấu không có sự thuận tình, hành vi có thể thành thành tội thuộc nhóm xâm phạm nhân phẩm.
– Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ giữa mình và người giao cấu có quan hệ huyết thống.
Chú ý: Trong vụ phạm tội, chủ thể của tội phạm có thể chỉ là một bên có quan hệ giao cấu nhưng cũng có thể cả hai bên đều là chủ thể của tội phạm.
– Khách thể của tội phạm: là trật tự hôn nhân và gia đình được pháp luật hình sự bảo vệ, sự phát triển bình thường của giống nòi và sự phát triển bình thường về tình dục của những người chưa đến tuổi trưởng thành, sự hạnh phúc, yên ổn trong gia đình của người Việt Nam.
– Hình phạt: Điều luật quy định 01 khung hình phạt chính có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; 05 năm là mức hình phạt cao nhất được quy định trong chương các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.
Tại
“6.1. Loạn luân là việc giao cấu giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; giữa anh chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
6.2. Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân cần phải xác định rõ hành vi giao cấu là thuận tình, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và được thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Trong trường hợp tuy hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình, nhưng nếu hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em (Điểm c Khoản 2 Điều 115 BLHS).
Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm (Điểm e Khoản 2 Điều 111 BLHS) hoặc tội hiếp dâm trẻ em (Điểm a Khoản 2 Điều 112 BLHS); nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm (Điểm d Khoản 2 Điều 113 BLHS) hoặc tội cưỡng dâm trẻ em (Điểm a Khoản 2 Điều 114 BLHS); trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em (Điểm a Khoản 2 Điều 112 BLHS) “
Loạn luân là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng của một số tội phạm. Xuất phát từ sự nguy hiểm trong hành vi, “có tính chất loạn luân” được coi là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng trong hàng loạt các tội phạm, ví dụ: Tội hiếp dâm (điều 141); Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142); Tội cưỡng dâm (Điều 143); tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (điều 144); tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (điều 145);
3. Tội loạn luân trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới:
Ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào: Bộ luật Hình sự Lào cũng dành hẳn 1 chương quy định về các tội xâm phạm quan hệ giữa vợ chồng, họ hàng và các tập quán. Trong đó tội loạn luận được quy định tại điều 124 như sau: “người nào có quan hệ tình dục với cha mẹ, cha mẹ nuôi, ông bà, con, con nuôi, cháu, với anh chị em cùng dòng máu thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Mọi hành vi giao cấu với người dưới 15 tuổi đều bị coi là hiếp dâm trẻ em.”
Ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: Điều 327 BLHS của nước Trung Hoa quy định: “Người nào dùng bạo lực, uy hiếp hoặc các thủ đoạn khác cưỡng dâm phụ nữ hoặc làm nhục phụ nữ, thì phạt tù đến năm năm hoặc cải tạo lao động.
Nếu phạm tội nói trên trước đám đông hoặc trước công chúng nơi công cộng, thì bị phạt tù có thời hạn từ 5 năm trở lên.
Nếu phạm tội loạn luân với trẻ em, thì xử phạt nặng dựa theo các quy định trên”
Như vậy, pháp luật hình sự Trung Hoa chỉ xử lý hình sự đối với trường hợp phạm tội loạn luân với trẻ em.
Ở Thụy Điển: Trong luật hình sự Thụy Điển tại chương 6 Bộ luật hình sự quy định các tội về tình dục. Điều 4 có quy định: “Người nào giao cấu với người dưới 18 tuổi, người là con cái mình hoặc dưới sự trong nom của mình, hoặc người mà mình chịu trách nhiệm chăm sóc hoặc giám sát theo quyết định của nhà chức trách thì bị kết án về tội bốc lột vị thành niên về tình dục và bị phạt tù đến năm năm.
Nếu người phạm tội hành động mà không hề đếm xỉa đến việc nạn nhân là một vị thành niên hoặc phạm tội trong các trường hợp nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ 2 năm đến 8 năm.”
Điều 5 quy định: Người nào ngoài các trường hợp quy định tại điều 4, có quan hệ tình dục với con hoặc cháu mình thì bị kết án về tội giao cấu với con, cháu mình và bị phạt tù đến 2 năm.
Người nào có quan hệ tình dục với anh, chị em ruột của mình thì bị kết án tù về tội giao cấu với anh, chị em ruột và bị phạt tù đến 1 năm.
Các quy định của điều này không áp dụng đối với người thực hiện hành vi cưỡng ép trái pháp luật hoặc các thủ đoạn sau trái khác.
Một số nước không coi loạn luân là tội phạm như Nga, Pháp,…
4. Thực trạng về tội loạn luân:
Thực tế cho thấy, trong hoạt động xét xử về tội loạn cho đến nay là rất ít, loạn luân thường được xét dưới góc độ là một tình tiết tăng nặng hoặc là một tội bên cạnh các tội khác như hiếp dâm, giao cấu với trẻ em một vụ việc cụ thể như sau:
Cụ thể, ngày 4-7-2018, TAND tỉnh Lạng Sơn đã xét xử vụ án và tuyên phạt bị cáo TVĐ 13 năm tù về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Sự việc diễn ra ngày 3-3-2018, Đ. đón cháu Y. từ trường học về nhà. Sau khi dựng xe dưới gầm nhà sàn, Đ. lên nhà thấy cháu Y. đang đứng thay quần áo ở gian nhà chính. Đ. liền đến từ phía sau luồn hai tay qua hai bên nách, kéo cháu Y. vào buồng ngủ để thực hiện hành vi giao cấu với chính con gái mình.
Khi Đ thực hiện hành vi giao cấu của mình thì bị cháu Y. đạp vào mặt, vào người và vùng chạy thoát. Sau đó, cháu Y. được bà nội đưa đến UBND xã trình báo sự việc. Đ. bỏ trốn và hai ngày sau ra đầu thú.
Cơ sở pháp lý:
–