Loại hình công ty cổ phần: Cách thức tổ chức, ưu và nhược điểm. Đặc trưng của công ty cổ phần so với các loại hình doanh nghiệp khác.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về loại hình công ty cổ phần theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp
Thời điểm
Thứ nhất: Cách thức tổ chức
Công ty cổ phần là loại hình công ty có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Cổ đông ở đây có thể là tổ chức hay là cá nhân. Để thành lập được công ty cổ phần phải có tối thiểu là 03 cổ đông cùng góp vốn và số lượng tối đa không hạn chế.
Khác với doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân thì công ty cổ phần có đầy đủ tư cách pháp nhân và hoạt động trên tư cách đó.
Căn cứ Điều 137
+) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
+) Loại hình hai mà chủ thể có thể lựa chọn để hoạt động: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
Công ty cổ phần có thể có một hoặc hai người đại diện theo pháp luật. Nếu chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì sẽ là Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hay là Tổng giám đốc sẽ là người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên nếu điều lệ công ty quy định Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật sẽ là Chủ tịch hội đồng quản trị. Trường hợp công ty quy định có hai người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch hộ đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc giám đốc sẽ đương nhiên là người đại diện theo pháp luật.
– Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Hoạt động và đưa ra quyết định theo chế độ tập thể, hoạch định chiến lược, đường lối phát triển của công ty, quyết định những vấn đề quan trọng của công ty, bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty, quyết việc sửa đổi bổ sung Điều lệ của công ty, quyết định mua lại 10% số cổ phần.
– Hội đồng quản trị: Đây là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty những vấn đề không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Nếu như Đại hội đồng cổ đông quyết định những chiến lược, sách lược mang tính dài hạn thì Hội đồng quản trị lại quyết định những chiến lược, sách lược mang tính trung hạn,
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc là thuê, là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, hoạt động chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Nhiệm kì không quá 05 năm có thể được bổ nhiệm lại với nhiệm kì không hạn chế.
– Ban kiểm soát: Phải có từ 03 đến 05 thành viên, có nhiệm kì không quá 05 năm, Kiểm soát viên có thể bầu lại với nhiệm kì không hạn chế. Ban kiểm soát phải có hợn một nửa số thành viên thường trú tại Việt Nam, có trưởng ban kiểm soát do Kiểm soát viên bầu và phải là kế toán viên hoặc là kiểm soát viên chuyên nghiệp, làm việc chuyên trách tại công ty (nếu điều lệ công ty không quy định khác).
Trường hợp kiểm soát viên hết nhiệm kì nhưng chưa bầu được kiểm soát viên mới thì Kiểm soát viên đó vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định cho đến khi bầu được Kiểm soát viên nhiệm kì mới.
Công ty cổ phần cũng như những loại hình công ty khác cũng có những ưu và nhược điểm nhất định.
Thứ hai: Ưu điểm
– Công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu, huy động vốn dễ dàng.
– Những cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn góp của mình đó cũng là một ưu điểm sẽ thu hút được nhiều người góp vốn, tham gia và thành lập loại hình công ty này.
– Cổ đông có quyền chuyển nhượng vốn một cách tự do sau 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận kinh doanh. Chính vì vậy các cổ đông có quyền rút lui khi không muốn tham gia đầu tư kinh doanh chỉ việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình.
– Quy mô hoạt động công ty lớn rất phù hợp với các chủ đầu tư muốn hoạt động kinh doanh quy mô lớn có yếu tố nước ngoài, mang lại sự tin tưởng cho các chủ đầu tư, khả năng mở rộng quy mô dễ dàng từ việc huy động vốn bên ngoài.
– Công ty có tư cách pháp nhân nên khi chủ đầu tư rút vốn hay bị phá sản cũng không ảnh đến hoạt động của công ty nên công ty hoạt động mang tính chất ổn định. Bên cạnh đó công ty cổ phần có bộ máy hoạt động khá chặt chẽ, sẽ đảm bảo cho sự điều hành hoạt động quản lý của công ty.
Thứ ba: Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm nêu trên thì công ty cổ phần cũng có những nhược điểm nhất định như những loại hình doanh nghiệp khác.
– So với loại hình công ty tư nhân hay công ty TNHH thì công ty cổ phần có bộ máy hoạt động phức tạp hơn, thủ tục thành lập khó khăn hơn bắt buộc phải có 03 người trở lên mới thành lập được, chi phí tốn kém hơn, khó quản lý hơn vì quy mô lớn, nhiều chủ đầu tư, nhiều loại vốn.
– Khi muốn quyết định một vấn đề của công ty cũng khó khăn và mất thời gian hơn khi phải thông qua Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị. Chính vì vậy đôi lúc sẽ làm lỡ đi nhiều cơ hội kinh doanh, thất thu cho doanh nghiệp.
– Sự bảo mật về hoạt động cũng như tài chính công ty sẽ không được bảo mật tuyệt đối vì phải báo cáo những hoạt động này với các cổ đông của công ty mà cổ đông thì đa dạng do đó khó bảo mật.
– Hạn chế một số ngành nghề không được thành lập công ty cổ phần như dịch vụ pháp lý,
Dịch vụ Dương Gia:
– Tư vấn thành lập công ty cổ phần.
– Làm tất cả các trình tự thủ tục thành lập loại hình công ty.
– Giải quyết tranh chấp phát sinh.