Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Tư vấn pháp luật

Lính đánh thuê là gì? Tội làm lính đánh thuê trong Bộ luật hình sự?

  • 16/10/202216/10/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    16/10/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Lính đánh thuế là gì? Tội làm lính đánh thuê trong Bộ luật Hình sự?

      Các tội phạm phá hoại hòa bình, tội phạm chống loài người, tội phạm chiến tranh luôn là tội phạm mà cả thế giới đấu tranh để ngăn chặn, đảm bảo hòa bình thế giới. Tại Bộ luật Hình sự Việt Nam, tội làm lính đánh thuê là một tội phạm thuộc nhóm tội phạm phá hoại hòa bình, tội phạm chống loài người, tội phạm chiến tranh được quy định tại Chương XXVI. Tuy nhiên, thuật ngữ “Lính đánh thuê” chưa thực sự được giải thích rõ nghĩa trong Bộ luật hình sự.

      Cơ sở pháp lý:

      – Công ước chống lại việc tuyển mộ, sử dụng, tài trợ và đào tạo lính đánh thuê năm 1989

      – Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

      – Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009

      Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Lính đánh thuê là gì?
      • 2 2. Tội làm lính đánh thuê trong Bộ luật Hình sự:

      1. Lính đánh thuê là gì?

      Điều 1: Công ước chống lại việc tuyển mộ, sử dụng, tài trợ và đào tạo lính đánh thuê năm 1989 quy định về “linh đánh thuê” như sau:

      1. Một lính đánh thuê là bất ki người nào:

      a. Được tuyến mộ đặc biệt tại địa phương hoặc ở nước ngoài để chiến đấu trong một cuộc xung đột vũ trang;

      b. Động cơ tham gia chiến sự chủ yếu bởi mong muốn cá nhân và, trên thực tế, được hứa hẹn, bởi hoặc thay mặt một bên trong một cuộc xung đột, về những chi trả vật chất cơ bản vượt quá mức hứa hẹn hoặc trả tiền cho các chiến binh cùng cấp bậc và chức năng tương tự như trong lực lượng vũ trang của bên đó;

      Xem thêm: Mức hình phạt tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015

      c. Không phải là công dân của một quốc gia của các bên trong cuộc xung đột cũng không phải là cư dân của lành thổ được kiểm soát bởi một bên trong cuộc xung đột;

      d. Không phải là một thành viên của lực lượng vũ trang của một bên trong cuộc xung đột, và

      e. Không được gửi bởi một quốc gia không là một bên trong cuộc xung đột với nhiệm vụ chính thức như là một thành viên của lực lượng vũ trang của quốc gia đó.

      2. Một lính đánh thuê cũng là bất kỳ người nào, trong bất kỳ tình huống nào khác mà:

      a. Được tuyển mộ đặc biệt tại địa phương hoặc ở nước ngoài với mục đích tham gia vào một hành động bạo lực phối hợp nhằm:

      i. Lật đổ một Chính phủ, hay phá hoại trật tự hiến pháp của một quốc gia; hoặc

      ii. Phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia;

      b. Động cơ để tham gia chủ yếu bởi mong muốn có được thông tin quan trọng và / hoặc thanh toán bồi thường vật chất;

      Xem thêm: Cách tính tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015

      c. Không là công dân của một quốc gia và cũng không phải là một cư dân của quốc gia dựa vào đó như một hành động là đạo diễn;

      d. Không được gửi bởi một quốc gia thi hành công vụ; và

      e. Không phải là thành viên của lực lượng vũ trang của quốc gia trên lãnh thổ có các hành động được thực hiện.”

      Từ quy định trên của công ước, có thể thấy được khái niệm theo góc độ quốc tế về lính đánh thuê, đây là khái niệm được quy định toàn diện nhất, phù hợp với thực tiễn dù quy định này đã được ra đời từ lâu.

      Lính đánh thuê tiếng Anh là “Mercenary”.

      2. Tội làm lính đánh thuê trong Bộ luật Hình sự:

      Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội làm lính đánh thuê như sau:

      “Điều 425. Tội làm lính đánh thuê

      Người nào làm lính đánh thuê nhằm chống một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.”

      Xem thêm: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 bộ luật hình sự

      Việc quy định về tội lính đánh thuê là tội phạm riêng biệt là điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 so với Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Tại Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định tội làm lính đánh thuê và tội tuyển mộ lính đánh thuê trong một điều như sau:

      “Điều 344. Tội tuyển mộ lính đánh thuê; tội làm lính đánh thuê

      1. Người nào tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê nhằm chống lại một nước bạn của Việt Nam hoặc một phong trào giải phóng dân tộc, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

      2. Người nào làm lính đánh thuê, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.”

      Khách thể của tội làm lính đánh thuê

      Tội làm lính đánh thuê là tội phạm thuộc nhóm Tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Nên Tội làm chính đánh thuê có khách thể thuộc khách thể của nhóm tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

      Khách thể của nhóm tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh gồm:

      Trước hết, nhiều tội phạm quy định tại Chương XXVI BLHS Việt Nam 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 xâm phạm nghiêm trọng con người cơ bản được pháp luật quốc tế ghi nhận và bảo vệ như: Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn và an ninh, quyền được sống trong hòa bình. Những hành vi phạm tội này không chỉ xâm hại các quyền riêng biệt của từng con người mà xâm hại quyền của những cộng đồng người, những dân tộc nhất định, vì đều được xác định là những hành vi được thực hiện trên diện rộng, quy mo lớn hoặc có đối tượng tác động là những cộng đồng người (chủng tộc, bộ tộc, dân tộc).

      Xem thêm: Tình thế cấp thiết là gì? Tình thế cấp thiết theo quy định của Bộ luật hình sự

      Bên cạnh đó, hầu hết các tội phạm xâm phạm những giá trị cốt lõi của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền như: Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ;  quyền sở hữu tài sản của quốc gia; cơ sơ vật chất quan trọng và các khu dân cư. Đây là những yếu tố bảo đảm phát triển của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ độc lập. Ngoài lợi ích của con người và quốc gia, các tội phạm này còn xâm phạm đến cộng đồng quốc tế như an toàn và an ninh nhân loại; môi trường tự nhiên; các giá trị văn hóa nhân loại; sự đa dạng của các chúng tộc, dân tộc, tôn giáo trên thể

      Đối tượng tác động tiếp theo là dân cư, các cộng đồng người và lực lượng vũ trang của một quốc gia. Bên cạnh đó, tài sản, cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa và các yếu tố của môi trường tự nhiên cũng là đối tượng tác động của nhóm tội phạm này.

      Mặt khách quan của tội phạm

      Theo mô tả của điều luật, các tội phạm thuộc nhóm này đều là các tội có cầu thành tội phạm hình thức. Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu duy nhất của mặt khách quan được phản ánh trong cấu thành tội. Hậu quả không phải là là dấu hiệu định tội trong các cấu thành tội phạm. Hành vi khách quan của các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh là những hành vi xâm hại chủ quyền quốc gia, các quyền con người cơ bản và các giá trị sống còn của nhân loại.

      Mặt khách quan của tội làm lính đánh thuê đó chính là hành vi trở thành lính đánh thuê chống một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền. Việc trở thành lính đánh thuê có thể vì vì mục đích cá nhân, nhận lại những lợi ích vật chất hoặc tinh thần hoặc vì những mục đích chính trị, … Quốc gia, vùng lãnh thổ bị xâm hại đến là bất kì quốc gia, vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền mà không chỉ có Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc quy định như vậy hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, bất kì người nào có hành vi làm lính đánh thuê đều phải chịu trách nhiệm hình sự.

      Chủ thể của tội phạm

      Chủ thể của tội phạm nói chung là con người cụ thể nhưng không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm khi thực hiện hành vi được quy định trong luật hình sự. Để có thể có lỗi khi thực hiện hành vi khách quan đòi hỏi chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi theo yêu cầu của xã hội. Hai năng lực này được gọi chung là năng lực lỗi.

      Chủ thể của tội làm lính đánh thuê là bất kì người nào, tức người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

      Xem thêm: Hiệu lực không gian và thời gian của Bộ luật hình sự Việt Nam

      Luật Hình sự Việt Nam không trực tiếp quy định như thế nào là có năng lực trách nhiệm hình sự. Và bên cạnh đó, Luật cũng quy định về những trường hợp trong tình trạng không có năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi đòi hỏi của xã hội. Điều 21 Bộ luật Hình sự quy định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là tình trạng của người do “…mắc bệnh tâm thần hoặc một bênh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc làm khả năng điều khiển hành vi của mình”. Từ đó, người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người mắc bệnh tâm thần hoặc làm bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần, là người không có (hoặc không còn) năng lực nhận thức đòi hỏi của xã hội liên quan đến hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội, là người không có năng lực đánh giá hành vi đã thực hiện, là người không có năng lực đánh giá hành vi đã thực hiện là đúng hay sai, nên làm hay không nên làm.

      Tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

      “Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

      1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.”

      Mặt chủ quan của tội phạm

      Mặt chủ quan của Tội làm lính đánh thuê là lỗi cố ý trực tiếp. Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Trong tội làm lính đánh thuê, người phạm tội biết được hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả  có thể xảy ra. Nhận thức rõ tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi là sự nhận thức trên cơ sở nhận thức từ những tình tiết khách quan tạo nên tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi, có thể dựa trên mặt thực tế của hành vi, đối tượng tác động của tội phạm, công cụ, thủ đoạn, ….

      Về ý chí, người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra. Khi chủ thể nhận thức được tính chất của hành vi mà vẫn được thực hiện thì có nghĩa đó chính là chủ thể mong muốn thực hiện hành vi đó.

      Hình phạt của tội phạm

      Xem thêm: Các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản theo Điều 353 Bộ luật hình sự 2015

      Khi hành vi làm lính đánh thuê đạt đủ cấu thành tội phạm, thì người phạm tội phải chịu hình phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.

        Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ Luật Hình Sự

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Bộ luật hình sự

        Lính đánh thuê

        Tội làm lính đánh thuê


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Các quốc gia, vùng lãnh thổ nào đã bãi bỏ hình phạt tử hình?

        Các quốc gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự? Quan điểm xóa bỏ hình phạt tử hình và duy trì hình phạt tử hình? Việt Nam có nên xóa bỏ hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự không?

        Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự? Nhiệm vụ quan trọng nhất của luật hình sự?

        Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự là gì? Nhiệm vụ (chức năng) của Bộ luật hình sự Việt Nam? Nhiệm vụ nào là quan trọng nhất?

        Chế định đồng phạm theo Bộ luật hình sự qua các thời kỳ

        Chế định đồng phạm theo Bộ luật hình sự qua các thời kỳ: Bộ luật hình sự năm 1985; Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009; Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

        Trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm theo Bộ luật hình sự 2015

        Trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015? Trách nhiệm hình sự đối với người đồng phạm?

        Đe dọa giết người là gì? Tội đe dọa giết người theo Bộ luật hình sự?

        Đe dọa giết người là gì? Tội đe dọa giết người theo Bộ luật hình sự? Các yếu tố cấu thành tội đe dọa giết người? Ví dụ về tội đe dọa giết người theo quy định của pháp luật hiện hành?

        Hình phạt tù là gì? Hình phạt tù và cách tính hình phạt tù theo Bộ luật hình sự?

        Hình phạt tù là gì? Khung hình phạt tù? Cách tính hình phạt tù khi tổng hợp hình phạt?

        Cướp giật tài sản là gì? Tội cướp giật tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự?

        Cướp giật tài sản là gì? Tội cướp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự? Các yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản? Phân biệt giữa tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội cướp giật tài sản?

        Dâm ô là gì? Quy định về tội dâm ô đối với trẻ em theo Bộ luật hình sự?

        Dâm ô là gì? Quy định về tội dâm ô đối với trẻ em theo Bộ luật hình sự? Thực tiễn về vấn nạn dâm ô tại đất nước ta hiện nay

        Đầu hàng địch là gì? Tội đầu hàng địch theo Bộ luật hình sự năm 2015?

        Đầu hàng địch là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh? Tội đầu hàng địch theo Bộ luật hình sự 2015? Các yếu tố cấu thành tội đầu hàng địch? Một số tội danh xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuốc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu?

        Đào nhiệm là gì? Tội đào nhiệm theo quy định của Bộ luật hình sự?

        Đào nhiệm là gì? Tội đảo nhiệm theo quy định của Bộ Luật hình sự? Các yếu tố cấu thành tội đào nhiệm? Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ