Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mang đến các kiến thức nhận thức cũng như thực tiễn cho mỗi công dân. Trong đó, các cán bộ Đảng viên cần thấy được trách nhiệm cũng như ý nghĩa học tập, rèn luyện của mình. Dưới đây là bài viết liên hệ của bản thân Đảng viên đối với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Mục lục bài viết
1. Nội dung cơ bản về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh:
1.1. Về tư tưởng Hồ Chí Minh:
Các vấn đề nhận thức về tư tưởng:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm sâu sắc và toàn diện về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, thể hiện ở những vấn đề:
+ Giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
+ Sức mạnh của nhân dân, quyền làm chủ của nhân dân.
+ Về phát triển kinh tế, đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng.
Tư tưởng này đã soi đường cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng để dành được từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh:
+ Là các tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
+ Vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
+ Mang đến độc lập, tự do, hạnh phúc.
Đây là giá trị nền tảng để phát triển bền vững, có khả năng giải quyết được những nhiệm vụ thực tiễn đặt ra của cách mạng Việt Nam.
1.2. Về đạo đức Hồ Chí Minh:
Đạo đức là một vấn đề được quan tâm xuyên suốt trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Người. Bác luôn đề cao các giá trị đạo đức của con người bên cạnh tài năng, năng lực. Hồ Chí Minh không chỉ để lại các tác phẩm lý luận về vấn đề đạo đức mà còn luôn gương mẫu thực hiện mẫu mực những hành vi đạo đức. Đó là yêu cầu cần thiết, bắt buộc đối với mỗi cá nhân trong tập thể. Càng trở lên quan trong hơn khi đây phải là một tiêu chí trong phân loại và lựa chọn Đảng viên.
Đạo đức của Hồ Chí Minh thể hiện trên các phương diện:
+ Là đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Có những phẩm chất tiêu biểu là tuyệt đối trung thành và kiên định với lý tưởng cách mạng;
+ Hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân;
+ Hết lòng yêu thương đồng bào, đồng chí;
+ Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư;…
Đây là sự kết hợp giữa đạo đức truyền thống với tinh hoa văn hóa của nhân loại. Các nét đẹp trong văn hóa, ứng xử và đạo đức làm nên nét đẹp riêng của con người Việt nam. Nét đẹp này được hình thành và phát triển từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là hiện thân của sự hoàn thiện, hoàn mỹ về đạo đức.
1.3. Về phong cách Hồ Chí Minh:
Phong cách của chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức của Người. Đặc điểm phong cách được thể hiện sinh động, tự nhiên trong sinh hoạt và ứng xử hằng ngày.
Phong cách của Người thể hiện ở các khía cạnh sau:
+ Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, gắn chặt lý luận với thực tiễn;
+ Phong cách làm việc dân chủ, khoa học;
+ Phong cách ứng xử văn hóa, tinh tế, mang tính nhân văn;
+ Phong cách nói đi đôi với làm;
+ Nói và viết ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu;
+ Phong cách sống thanh cao, giản dị, trong sạch;
+ Phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương,…
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng trong đạo đức, lối sống do đó mỗi cá nhân luôn cần học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh. Từ đó mà các nhận thức, các yêu cầu trong đoàn thể đều đặt dưới ý nghĩa noi theo Bác.
Xem thêm: Bài thu hoạch học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh tiếng Anh là Studying and following Ho Chi Minh’s ethics.
3. Liên hệ bản thân học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh:
Là một đảng viên, tôi nhận thấy cần phải gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào những việc làm cơ bản sau:
3.1. Về tư tưởng chính trị:
– Tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng;
– Tin tưởng và kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
– Chấp hành tốt mọi chủ chương đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
– Tích cực đấu tranh với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng; bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt;
– Gương mẫu thực hiện và có ý thức tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện theo đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
– Bản thân luôn tích cực tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu để tự học. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng do cấp trên tổ chức. Có ý thức học hỏi bạn bè đồng nghiệp để không ngừng nâng cao trình độ lý luận chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác.
Tất cả các tư tưởng chính trị đều nhận diện trên quy định, bắt buộc chung trong hoạt động quản lý nhà nước.
3.2. Về phẩm chất đạo đức, lối sống:
– Thực hiện tốt “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp;
– Thực hành tiết kiệm, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, nói không đi đôi với làm, lợi dụng chức vụ để thu vén lợi ích cho bản thân và gia đình;
– Bản thân luôn giữ gìn tư cách, phẩm chất đạo đức cách mạng và tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên. Thực hiện tốt các Quy định của Ban chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm;
– Bản thân luôn nêu cao ý thức trách nhiệm và tinh thần phục nhân dân. Giải quyết tốt các đề xuất, kiến nghị về quyền và lợi ích chính đáng của đảng viên và quần chúng trong đơn vị tổ. Tích cực đấu tranh với các biểu hiện vô cảm, quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với nhân dân.
– Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, thẳng thắn, sống sống đoàn kết tập thể, hoà nhã, gần gũi với bạn bè đồng nghiệp và nhân dân nơi cư trú. Quan hệ mật thiết với nhân dân. Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở;
– Có ý thức trong tự phê bình và phê bình. Biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác. Tích cực đấu tranh với những biểu hiện chia rẽ, bè.
Xem thêm: Bài thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí Minh về ý chí tự lực tự cường.
3.3. Đề xuất những giải pháp, ý tưởng:
Để xây dựng được mối đoàn kết nội bộ theo tôi chúng ta cần Đặt lợi ích tập thể lên đầu. Sự đoàn kết, thoải mái trong tư tưởng sẽ khiến con người ta nhiệt tình và yêu mến công việc hơn. Từ đó cũng mang đến hiệu quả phân công, phối hợp thực hiện tốt các hoạt động trong nhiệm vụ chung.
– Xây dựng kế hoạch làm việc của tập thể và phân định công việc cụ thể cho từng cá nhân ngay từ đầu:
Sự rạch ròi trong công việc sẽ khiến mỗi người có trách nhiệm hơn trong công việc của mình. Khi đó, họ phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, chịu nhiệm cho nhiệm vụ ấy. Dù cá nhân hay tập thể đều phải biết lắng nghe ý kiến đóng góp để tìm ra cái đúng, cái hay mà sửa chữa để hoàn thiện mình.
– Mỗi đảng viên cần thấm nhuần và học theo phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Xóaa bỏ mọi cách biệt về chức vụ, địa vị, giữa cấp trên cấp dưới, giữa lãnh tụ với nhân dân; Hướng đến chính sách vì nhân dân, đảm bảo quyền lợi cho nhân dân.
+ Đem đến cho mọi người ý thức về sự bình đẳng hoàn toàn. Bình đẳng không có nghĩa là cào bằng, tuy nhiên phải để mọi người có được lợi thế như nhau khi tham gia vào tập thể, cộng đồng.
+ Mỗi chúng ta ai ai cũng cần học bác những đức tính tốt đẹp ấy trong cơ quan đơn vị.
Học tập theo gương bác là là niềm vinh dự tự hào đối với mỗi cán bộ đảng viên và mỗi người dân Việt Nam.
– Các ý nghĩa học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Đối với bản thân là một Đảng viên, học theo gương Bác là một nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên. Qua đó để giáo dục, rèn luyện mình, xứng đáng là con cháu của Bác.
Nhận biết được điều đó bản thân tôi luôn tự rèn luyện, trau dồi về phẩm chất đạo đức. Từ đó thực hiện các hành động cụ thể trong trách nhiệm của mình như sau:
+ Biết kính trên nhường dưới, cư xử đúng mực, hòa nhã với đồng nghiệp, người thân, bà con lối xóm;
+ Đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt;
+ Không kiêu căng, tự cao, tự đại trong mọi trường hợp.
+ Đặc biệt không tham gia vào các tệ nạn xã hội, là tấm gương cho con cái noi theo.
Học tập đạo đức của Bác Hồ, chúng ta còn có thể học tập qua chính những tấm gương đồng nghiệp, bè bạn xung quanh. Mỗi tấm gương tốt cần được động viên, tuyên dương để thấy được giá trị và ý nghĩa của hành động thực tiễn. Và hãy để việc học tập đó đi vào chính cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta chứ không phải là những hoạt động có tính chất phong trào. Bởi học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là để giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn. Mang đến một cộng đồng văn minh, nền văn hóa đẹp hơn của Việt nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Đó không chỉ là trách nhiệm của cá nhân tôi, cá nhân chúng ta, mà còn vì vận mệnh của đất nước Việt Nam. Là trách nhiệm của mỗi một công dân trong công việc, sinh hoạt cũng như các điều kiện của mình. Sống giản dị như Bác còn là để trả ơn cuộc đời, trả ơn những máu và nước mắt của các thế hệ cha anh đã ngã xuống cho tự do, độc lập hôm nay.
3.4. Về sự nhận thức:
Về sự cần thiết phải học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay:
Sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã khẳng định: Đạo đức là gốc của cách mạng.
Bác coi đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn của sông. Phải có đạo đức, có nhận thức và thay đổi trong tư duy đạo đức của con người. Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng và tích cực của đạo đức trong đời sống xã hội. Bên cạnh các chuẩn mực, nguyên tắc, đạo đức đóng góp giá trị lớn cho thành công và đặc sắc riêng của dân tộc ta.
Ngày nay trong giai đoạn mở cửa, nhiều văn hóa cũng như nét sống mới du nhập. Tuy nhiên các giá trị đạo đức làm gốc rễ phải được tôn trọng và gìn giữ. Mặt khác, thực tiễn cuộc sống cũng cho thấy đã và đang xẩy ra tình trạng suy thoái về đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức và trong các tầng lớp nhân dân. Vì vậy với đợt học tập này lại càng có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt.
Việc học tập, rèn luyện giúp chúng ta thường xuyên được nhắc nhớ đến tư tưởng, đến ý nghĩa việc làm. Từ đó mà tinh thần cũng như các phẩm chất đạo đức được giữ kiên định.
Xem thêm: Các chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.