Liên danh là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong hoạt động đấu thầu. Các nhà thầu phải thực hiện hợp đồng liên danh, trong đó mỗi chủ thể vẫn có quyền lợi và nghĩa vụ độc lập. Các lợi ích được phân chia theo hiệu quả đảm bảo công việc chung mà các chủ thể liên kết hợp tác.
Mục lục bài viết
1. Liên danh là gì?
Liên danh là một khái niệm rất phổ biến trong đấu thầu. Hoạt động liên danh được các nhà thầu thực hiện nếu muốn tiến hành hợp tác cùng tham gia vào dự án.
Liên danh trong đấu thầu là một hình thức hợp tác trên danh nghĩa của nhiều nhà thầu. Từ đó, họ thực hiện công việc vì quyền lợi chung cũng như xác định nghĩa vụ cho các nhà thầu cụ thể.
Hoạt động được thực hiện để cùng tham gia đấu thầu hoặc thực hiện một công trình xây dựng hoặc một dự án nào đó khi mà điều kiện năng lực của một nhà thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư hay nói cách khác là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Khi đó, có sự tham gia của nhà thầu khác đảm bảo điều kiện, đáp ứng yêu cầu tham gia dự án.
Trong liên danh có các đặc điểm sau:
Khi thực hiện liên danh, các thành viên liên danh không phải thành lập pháp nhân mới. Họ chỉ cần cùng nhau thực hiện dự án chung như thực hiện hợp tác thông thường.
Trong liên danh sẽ có một nhà thầu đứng tên làm thành viên đứng đầu liên danh, chịu trách nhiệm đại diện cho nhà thầu liên danh. Thành viên này cũng thực hiện điều hành và tổ chức chính công việc chung. Giúp các nhà thầu đảm bảo thực hiện nhiệm vụ vì lợi ích hợp tác chung.
Liên danh kết thúc khi nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng với chủ đầu tư hoàn thành. Các bên nhận được lợi ích của họ sau khi gói thầu hoàn thành.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Liên danh tiếng Anh là Joint name.
Nhà thầu liên danh tiếng Anh là General name of contractor.
3. Nhà thầu liên danh:
Khái niệm:
Liên danh là một hình thức hợp tác trên danh nghĩa của nhiều nhà thầu để cùng tham gia đấu thầu hoặc thực hiện một công trình xây dựng hoặc một dự án nào đó khi mà điều kiện năng lực của một nhà thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư hay nói cách khác là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Liên danh nhà thầu là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp đứng tên để cùng nhau dự thầu dưới tư cách là nhà thầu liên danh. Các doanh nghiệp này thực hiện hoạt động hợp tác, từ đó tiến hành dự thầu để đảm bảo điều kiện, chất lượng tham gia gói thầu.
Mỗi nhà thầu liên danh thực hiện gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án theo hồ sơ mời thầu. Để đảm bảo các nhiệm vụ, hướng đến mục đích chung trong hợp tác.
Nhà thầu tham gia đấu thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác trong một đơn vị dự thầu được gọi là nhà thầu liên danh. Khi đó, các nhà thầu hợp tác để đủ điều kiện, làm tốt nhất gói thầu. Cũng như tìm kiếm các lợi ích mà nếu tham gia một mình không đảm bảo được chất lượng.
Liên danh nhà thầu thực hiện khi nào?
Nhà thầu tham gia đấu thầu độc lập nếu có đủ điều kiện, năng lực. Trong trường hợp khác, có thể cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn vị dự thầu được gọi là nhà thầu liên danh.
Các thỏa thuận phải được thành lập, thể hiện các trách nhiệm cũng như quyền lợi khi tiến hành hợp tác. Gọi là thỏa thuận liên danh hay hợp đồng liên danh đều phù hợp vì bản chất nó là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên khi dự thầu dưới một danh nghĩa chung và phải được lập thành văn bản.
Công ty có nhu cầu hoàn toàn có thể liên danh với công ty khác để triển khai đấu thầu. Chỉ cần tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đối với nhà thầu liên danh.
– Các nguyên nhân để nhà thầu thực hiện liên danh:
Có hai nhóm nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Nếu chỉ một doanh nghiệp bất kỳ trong đó tham gia thì có thể không đủ khả năng lực thực hiện gói thầu đó. Có thể họ không có đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
+ Một lý do khác là do gói thầu lớn và các thành viên trong liên danh muốn tối ưu hóa phần công việc trong hồ sơ mời thầu phù hợp với năng lực của mình mà không phải chịu trách nhiệm như trường hợp sử dụng nhà thầu phụ. Vừa để đảm bảo năng lực, khả năng và chất lượng công việc, lợi ích nhận được tương xứng.
Quy định pháp luật về nhà thầu liên danh:
Khoản 26, Điều 4 Luật Đấu Thầu quy định về Nhà thầu được hiểu là tổ chức, cá nhân hoặc kết hợp giữa các tổ chức hoặc giữa các cá nhân với nhau theo hình thức liên danh trên cơ sở thỏa thuận liên danh tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Trường hợp liên danh, thỏa thuận liên danh phải quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh đối với toàn bộ phạm vi của gói thầu.
Mục i, Khoản 1, Điều 5 Luật Đấu Thầu quy định đối với nhà thầu nước ngoài, phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.“
Khoản 7, Điều 14 Luật Đấu Thầu quy định đối với trường hơp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.
Khoản 4, Điều 54 Luật Đấu Thầu quy định: Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào thỏa thuận khung.
Như vậy, với hình thức hợp tác liên danh thì các thành viên liên danh không phải thành lập pháp nhân mới. Họ chỉ cần tiến hành hợp tác thông thường vì lợi ích, quyền và tư cách thành viên chung. Liên danh kết thúc khi nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng với chủ đầu tư hoàn thành. Trong khi liên danh, các nhà thầu cũng phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình tương ứng.
4. Hợp đồng liên danh là gì?
Hợp đồng liên danh được ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để liên danh (liên kết, kết hợp hay hợp tác). Hợp đồng này được thực hiện khi các bên có nhu cầu liên danh để thực hiện đấu thầu. Nhằm thực hiện một dự án nào đó với đối tác thứ ba không phải là các bên liên danh.
Trong đó, các bên liên danh đứng chung ở bên dự thầu, thực hiện công việc vì mục tiêu chung. Bên còn lại là đối tác thực hiện công việc của họ. Hợp đồng liên danh được sử dụng nhiều trong ngành đấu thầu. Lúc này các bên sẽ hợp tác và liên kết lại với nhau để tạo thành liên danh tham dự gói thầu dự án. Từ đó hợp đồng có giá trị ràng buộc các chủ thể cùng đứng ở bên dự thầu.
Đặc điểm của hợp đồng liên danh:
Đặc điểm của các nhà thầu liên danh thì có tư cách pháp nhân trong tính độc lập của doanh nghiệp họ. Nhưng việc liên danh thì nhà thầu liên danh không có tư cách pháp nhân. Tức là không hình thành nên tổ chức mới trong tính chất thực hiện công việc. Bản chất của hợp đồng liên danh chỉ xác định sự hợp tác, thực hiện công việc chung mà các bên xác định được lợi ích tốt nhất của họ.
Người đại diện liên danh có thể là một hoặc nhiều thành viên trong liên danh.
Hình thức liên danh khá phổ biến trong các dự án đầu tư kinh tế hiện nay. Các bên tham gia liên danh sẽ tiến hành góp vốn đầu tư vào dự án và cùng thỏa thuận, ký kết bản hợp đồng. Khi đó, họ có vai trò hay cách xác định lợi ích tốt hơn trong phạm vi đóng góp, thực hiện nghĩa vụ. Thay vì phải trở thành nhà thầu phụ không đảm bảo lợi ích được phân chia bình đẳng.
Trong bản hợp đồng liên danh sẽ nêu rõ các điều khoản, tỷ lệ góp vốn cũng như phương thức hạch toán, quyền lợi, nghĩa vụ của các bên khi tham gia liên danh. Các bên nhà thầu tiến hành thỏa thuận để xác định chung được lợi ích, nghĩa vụ ràng buộc các bên.
5. Hợp đồng liên danh bao gồm những nội dung nào?
Mỗi hợp đồng liên danh sẽ có những nội dung khác nhau về nghĩa vụ, quyền lợi cũng như tỷ lệ góp vốn của mỗi thành viên. Trong đó, các nhà thầu có thể triển khai nội dung cụ thể gắn với hoạt động tham gia gói thầu. Tuy nhiên, dù là bất kỳ bản hợp đồng liên danh nào đi chăng nữa, luôn phải đảm bảo các yếu tố sau:
– Chủ thể của hợp đồng liên danh.
– Tên và đại diện các bên tham gia liên danh.
– Phân chia công việc mỗi thành viên trong liên danh.
– Nguyên tắc hoạt động và hạch toán của liên danh.
– Quy định tài chính trong liên danh.
– Trách nhiệm của mỗi bên cũng như đại diện liên danh khi tham gia ký kết hợp đồng.
– Điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng liên danh.
– Phạt và bồi thường thiệt hại hợp đồng liên danh.
– Giải quyết tranh chấp nếu có trong hợp đồng liên danh.
Các thông tin này đảm bảo hiệu quả xác định đối tượng, ràng buộc trách nhiệm tương ứng. Từ đó mới đảm bảo mang đến hiệu quả hợp tác như mục đích đề ra.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Đấu thầu năm 2023,
– Nghị định 25/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành mốt số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.